Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hôm nay (21/5), vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) chốt giá phiên giao dịch cuối tuần với giá niêm yết mua vào - bán ra trong khoảng 68.95- 69.85 triệu đồng/lượng.
So với 1 tuần trước, giá vàng trong nước hôm nay tăng nhẹ 400.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Giá vàng thế giới ngày 21/5 đang ở mức 1.847,2 USD/ouce, tăng thêm gần 35 USD/ounce so với 1 tuần trước. Tính trong 4 tuần liên tiếp giá vàng dù đã tăng nhẹ, nhưng vẫn thấp hơn tháng trước hơn 100 USD/ounce.
So với mức giá ở phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, giá vàng SJC giao dịch ở mức 61 triệu đồng/lượng, trừ chênh lệch giá mua-bán, đến thời điểm này nhà đầu tư vẫn còn lãi 7,95 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên so với mức giá đỉnh kỷ lục ngày 8/3 là 74,4 triệu đồng/lượng, giá vàng đã giảm khoảng 4,5 triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại cũng được điều chỉnh giảm, mua bán quanh mức 54,2- 55,2 triệu đồng/lượng, so với 1 tuần trước thì giá vàng trang sức đã giảm thêm khoảng 50.000 đồng mỗi lượng.
Hiện khoảng cách chênh lệch giá mua vào - bán ra của vàng SJC hôm nay được giữ ở mức 900.000 đồng/lượng, giảm 100.000 đồng so với mức trung bình của tuần trước.
Khoảng cách chênh lệch giá vàng thế giới và vàng trong nước hôm nay cũng biến động theo giá vàng. Do giá thế giới vẫn giữ đà giảm mạnh, giảm sâu xuống dưới 1.900 USD/ounce, nhưng giá trong nước lại giảm ít hơn, nên độ chênh lệch giá ngày càng tăng lên. Quy đổi theo tỷ giá, giá vàng thế giới đang thấp hơn giá vàng SJC khoảng 18 triệu đồng/lượng.
Trong đêm hôm qua, giá vàng quốc tế được giao dịch quanh 1.840 USD/ounce và tiếp tục xu hướng phục hồi. Đến 6 giờ, ngày 21/5 giá vàng đóng cửa tuần giao dịch ở mức 1.847 USD/ounce.
Giá vàng tiếp tục tăng vào phiên cuối tuần trong bối cảnh nhà đầu tư theo dõi động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) liên quan đến chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Việc Fed sẵn sàng tăng lãi suất cao hơn để ngăn chặn lạm phát khiến thị trường chứng khoán "đỏ lửa", cổ phiếu bị bán tháo mạnh mẽ…, giúp giá vàng hưởng lợi.
Trong bối cảnh lạm phát chạm mức cao nhất trong 40 năm và ít có dấu hiệu giảm ngay lập tức, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiến hành tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Do vậy vàng, vốn được coi như một “thiên đường trú ẩn an toàn” trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, có xu hướng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư khi lãi suất của Mỹ tăng cao, bởi vàng không sinh lãi.
Theo chuyên gia phân tích quỹ DailyFX Ilya Spivak, nhìn chung vàng đang trong xu hướng giảm giá và có thể về mốc 1.750 USD/ounce, tương đương 49,3 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và phí).
Chủ tịch Tập đoàn tài chính HS Dent (Mỹ) lưu ý, dưới tác động của chính sách của Fed, vàng sẽ giảm giá mạnh, có thể chỉ còn 1.000 USD/ounce, (tương đương khoảng 28 triệu đồng/lượng) vào hai năm tới.
Thực tế với mức chênh lệch của vàng miếng SJC lên tới 18 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới, chỉ cần thu hẹp được khoảng cách này, thì giá vàng trong nước hiện chỉ ở khoảng 51- 52 triệu đồng/lượng. Khi đó chỉ cần giá vàng thế giới giảm nhẹ thì vàng trong nước bám theo giá thế giới sẽ lập tức về dưới 50 triệu đồng/lượng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.