Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đông đảo người Việt biết đến golf từ ba chục năm lại đây và vẫn coi golf là môn thể thao cao cấp, xa xỉ giành cho người nước ngoài và giới thượng lưu. Cách hiểu như vậy mới chỉ đúng một phần. Không mấy ai hiểu rằng, golf ở xứ ta đã có lịch sử ngót trăm năm và một trong những người Việt đầu tiên chơi golf cũng là vị Hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến: Vua Bảo Đại.
Khác với những môn thể thao khác, golf gắn liền với thân phận của người Việt, nói chính xác hơn là lịch sử hội nhập của người Việt. Sân golf đầu tiên có mặt tại Việt Nam là sân Đồi Cù ở Đà Lạt, nay sân mang tên Đà Lạt Palace Golf Club. Đây là sân golf đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng từ năm 1930 và gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của nước nhà.
Vua Bảo Đại, người đầu tiên khởi xướng phong trào golf ở Việt Nam và ông cũng là người đầu tiên sở hữu sân golf này.
Sử cũ chép: Tháng 6/1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ là Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và mang về Pháp học ở trường Lycée Condorcet. Tháng 2/1924, ông về nước để dự Lễ tứ tuần đại khánh của Khải Định, đến tháng 11 năm đó ông trở lại nước Pháp để tiếp tục học trường Hattemer. Ngày 6/11/1925, Khải Định mất, Vĩnh Thụy về nước thọ tang. Ngày 8/1/1926, khi chưa tròn 13 tuổi, Vĩnh Thụy được tôn lên làm hoàng đế kế nhiệm, ông lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục du học.
Vua Bảo Đại là một trong những golfer đầu tiên của Việt Nam. Ảnh tư liệu
Dẫu xuất thân từ triều đình phong kiến Nho học nhưng do được du học ở Pháp khi còn nhỏ nên Bảo Đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Tây. Sân golf Đồi Cù được xây dựng nhằm mục đích là làm nơi nghỉ ngơi lý tưởng để chơi golf và ngắm thành phố sương mù. Đà Lạt, nơi được mệnh danh là “Tiểu Paris của Đông Dương” cũng là nơi lý tưởng cho giới chơi golf. Sân Đồi Cù được xây dựng từ năm 1930 có quy mô 9 hố và được hoàn thiện năm 1935. Đến năm 1945 khi vua Bảo Đại thoái vị sân golf này bị bỏ hoang. Năm 1950 một vài quan chức Sài Gòn muốn tìm hiểu về bộ môn thể thao golf đã tiến hành cải tạo lại sân golf này.
Nguyễn Tạo, tay golf ở Đà Lạt cho biết: Khi cuộc chiến tranh Đông Dương diễn biến ngày càng phức tạp sân golf ngưng hoạt động. Thời loạn lạc, kinh tế khó khăn, đói kém, không chỉ đối mặt với cái ăn hàng ngày mà còn nỗi lo bom rơi đạn lạc. Sân golf Đồi Cù bị lãng quên. Sau năm 1975, sân golf Đồi Cù lại bị bỏ hoang lần thứ hai và tưởng chừng bị chìm trong quên lãng ở xứ sương mù.
Năm 1986, sau nhiều năm theo đuổi nền kinh tế tập trung, Việt Nam đổi mới mở cửa, cùng với việc thừa nhận nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua vào cuối năm 1987.
Đây được xem là một quyết định lịch sử mang tính mở đường cho dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Luật này đã tạo ra nền tảng pháp lý cho việc hợp tác với nước ngoài, một vấn đề còn rất mới mẻ và xa lạ với Việt Nam ở thời điểm những năm đầu Đổi Mới.
Cũng tại thời điểm đó, một doanh nhân, một kẻ lãng tử phiêu lưu lừng danh ở nước Mỹ, mang quốc tịch Saipan, hòn đảo lớn nhất của khối Thịnh vượng chung quần đảo Bắc Mariana thuộc Hoa Kỳ, một chuỗi 15 hòn đảo nhiệt đới nằm trên quần đảo Mariana phía Tây Thái Bình Dương.
Ông tên là Larry Hillblom (sinh năm 1943) đã dò dẫm đến Đà Lạt. Tại Việt Nam, ông đã chi 40 triệu USD để trùng tu khách sạn Dalat Palace và sân golf Đồi Cù. Các khoản đầu tư khác bao gồm Novotel Đà Lạt, Novotel Phan Thiết, Sân golf Ocean Dunes và Căn hộ ven sông bên ngoài TP. Hồ Chí Minh. Khoản đầu tư được thực hiện thông qua một công ty mẹ ở Hong Kong để tránh lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam khi hai nước chưa được bình thường hóa quan hệ.
Tỷ phú Larry Hillblom. Ảnh tư liệu
Năm 1993, Larry Hillblom đến Phan Thiết và ông rất ấn tượng với cảnh đẹp ở đây. Khi nghỉ lại khách sạn Vĩnh Thủy, một cơ sở của UBND tỉnh Bình Thuận, ông đã gặp cô phục vụ phòng Nguyễn Thị Bé, quê ở Hàm Tân, cô thôn nữ này mới được tuyển vào làm nhân viên buồng khách sạn chưa lâu.
Cô Bé không biết tiếng Anh và Larry cũng gần như không biết tiếng Việt, nhưng vẻ hồn nhiên khờ dại của Nguyễn Thị Bé đã hấp dẫn vị tỷ phú người Mỹ. Sau khi làm việc với chính quyền tỉnh Bình Thuận, Larry quyết định mua lại Khách sạn Vĩnh Thủy và nâng cấp thành khách sạn 4 sao Novotel Phan Thiết. Sau nhiều năm vật đổi sao dời, khách sạn này hiện mang tên Ocean Dunes & Golf Resort nằm ngay sát bãi biển và có view rất đẹp.
Cũng để thỏa mãn niềm đam mê của mình, Hillblom đầu tư xây sân golf Phan Thiết với đẳng cấp quốc tế bao quanh khách sạn này. Đây là sân golf thứ hai được đầu tư ở Việt Nam. Sân golf Phan Thiết hiện nằm ngay ngã tư hai con đường đẹp nhất thành phố này là đại lộ Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, sát bãi biển Đồi Dương - bãi tắm công cộng lớn nhất Phan Thiết. Giờ đây, khi thành phố phát triển mạnh về phía Bắc, nơi đây được xem là “khu đất vàng” của Phan Thiết với giá đất cao ngất ngưởng.
Một góc sân golf Phan Thiết. Ảnh tư liệu
Việc đầu tư vào khách sạn và sân golf ở Phan Thiết của Larry Hillblom chưa sinh lãi ngay nhưng mối tình của doanh nhân người Mỹ thì đã có kết quả. Cô Bé đã sinh cho ông một cậu con trai vào năm 1994 mang tên Nguyễn Bé Lory.
Là người giàu năng lượng, thông minh, hào hao, Hillblom có máu say mê golf và các trò chơi mạo hiểm, đặc biệt là các loại máy bay du lịch. Ngoài mấy chiếc Cessna 4 chỗ ngồi, Beachcraft 8 chỗ ngồi, ông còn sở hữu một chiếc thủy phi cơ kiểu Catalina, mà ông đặt tên là “con ong biển”.
Chính chiếc thủy phi cơ này đã vùi ông cùng một người bạn và viên phi công xuống vùng biển Anatahan vào ngày 21/5/1995, khi ông trên đường từ Saipan đến đảo Pagan để xem… núi lửa phun. Máy bay cất cánh, lượn mấy vòng quanh đảo nhưng vì thời tiết xấu nên phải quay về và gặp nạn.
Tìm kiếm suốt một tuần lễ, nhân viên cứu hộ chỉ vớt được xác bạn ông và viên phi công. Còn Hillblom thì mãi mãi biến mất để lại khối tài sản khổng lồ gồm cổ phiếu, tiền mặt, đồ cổ và nhiều bất động sản khác cùng với đó là cuộc tranh chấp pháp lý kéo dài cả chục năm sau mới có cơ hội khép lại.
Khi tôi ngồi viết những dòng này thì tại Lễ trao giải thưởng Golf thế giới lần thứ 8 (World Golf Award - WGA) diễn ra tại Park Hyatt Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Việt Nam được công nhận là Điểm đến Golf tốt nhất thế giới và châu Á năm 2021. Đây là giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực golf trên thế giới, thuộc hệ thống giải thưởng World Travel Awards.
Đây là năm thứ 2 Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng Điểm đến Golf tốt nhất thế giới (2019, 2021) và năm thứ 5 liên tiếp được công nhận là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á (2017-2021) của Giải thưởng Golf thế giới. Vượt qua các điểm đến rất mạnh khác như Mỹ, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Malaysia, điểm đến golf tại Việt Nam với hạ tầng dịch vụ sang trọng, đẳng cấp, tiêu chuẩn quốc tế đã thu hút và nhận được sự đánh giá cao của du khách khi đến chơi golf kết hợp nghỉ dưỡng.
Hơn 30 năm mở cửa, hội nhập quốc tế, người Việt từ chỗ quê mùa, khờ dại không biết đến golf là gì nay đã trở thành điểm đến của các golfer quốc tế. Golf từ chỗ bị ghẻ lạnh, phân biệt đối xử nay đã trở thành môn thể thao, không chỉ thu hút hàng trăm ngàn lượt người chơi mà còn có thể mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội qua việc đóng góp cho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm và thu hút khách du lịch cao cấp.
Theo thống kê từ Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam, năm 2019 , Việt Nam đón 3 triệu lượt khách chơi golf, trong đó có 1,5 triệu khách quốc tế và 1,5 triệu khách nội địa, doanh thu khoảng 4.500 tỷ đồng. Riêng quý I/2020, lượng khách và doanh thu vẫn tăng khoảng 10% so với cùng kỳ, trước khi ngành golf chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19.
Du lịch golf đang sở hữu nhiều cơ hội phát triển khi lượng người chơi tăng mỗi năm. Hiện nay, đã có hơn 50.000 người Việt và 20.000 người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam chơi golf. Ngành golf đang mở ra cho du lịch Việt Nam cơ hội rất lớn để phát triển trong tương lai.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.