Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong Báo cáo chiến lược đầu tư tháng 3/2021 vừa công bố, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt rủi ro ngắn hạn đến từ các yếu tố trong và ngoài nước.
Rủi ro đầu tiên là sự biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu có thể ảnh hưởng thị trường chứng khoán Việt Nam. Rủi ro này đến từ sự trở lại của lạm phát và đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm
Nhiều thị trường chứng khoán bắt đầu điều chỉnh khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng hơn 16 điểm cơ bản lên mức 1,614% tính đến ngày 25/2 (mức cao nhất kể từ tháng 2/2020). Cụ thể, nhiều chỉ số diễn biến tiêu cực trong tuần cuối cùng của tháng 2, chẳng hạn như Nikkei (giảm 3,50%), SET (giảm 0,94%), SP500 (giảm 2,44%).
Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến cùng chiều với thị trường toàn cầu nhưng có mức điều chỉnh nhẹ hơn với mức giảm 0,42% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, áp lực bán mạnh vẫn xảy ra với mức giảm 15,63 điểm (giảm 1,33% so với phiên trước đó) vào ngày 24/2. Do đó, VDSC lưu ý việc theo dõi hành động của các ngân hàng trung ương Mỹ là rất cần thiết để đánh giá diễn biến lợi suất trái phiếu chính phủ.
Rủi ro thứ hai, được VDSC đánh giá là rào cản chính đối với sự đi lên của thị trường, là việc hệ thống giao dịch bị quá tải.
Gần đây, việc đặt lệnh trên HoSE gặp nhiều khó khăn do lệnh bị treo khi giá trị giao dịch đạt khoảng 14.000 tỷ đồng đến từ việc quá tải trên hệ thống. Điều này là một rào cản không nhỏ và có thể hạn chế đà tăng của chỉ số VN-Index khi các nhà đầu tư mới sẽ gặp khó khăn trong việc giao dịch.
Nhiều nỗ lực trong ngắn hạn đã được đề xuất như tăng số lượng giao dịch từ 10 lên 100 cổ phiếu/lô (bắt đầu từ tháng 1/2021), chuyển một số cổ phiếu từ sàn HoSE sang HNX... nhưng mức độ hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng. Hiện tại, các nhà đầu tư đang kỳ vọng việc áp dụng hệ thống giao dịch KRX của Hàn Quốc sẽ giải quyết triệt để vấn đề quá tải về lệnh đặt. Tuy nhiên, việc áp dụng chính thức hệ thống mới cũng còn khá xa (cuối năm 2021).
Mặc dù trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam đối mặt một số rủi ro đáng kể nhưng theo VDSC, triển vọng lạc quan trong trung và dài hạn vẫn được duy trì.
Chuyên gia của VDSC cho rằng môi trường lãi suất thấp vẫn là chất xúc tác hỗ trợ thị trường chứng khoán trong năm 2021. Lãi suất huy động chưa có dấu hiệu tăng lại khi lãi suất huy động kì hạn 6 đến 12 tháng của toàn ngành ngân hàng trong tháng 2 vẫn đi trong biên độ từ 4% đến 6% (so với mức trung bình 6,15% của tháng 2 năm ngoái) và gần như đi ngang so với tháng trước.
Nhìn xa hơn, rủi ro lãi suất tăng khi lạm phát trở lại là một điều đáng chú ý. Tuy nhiên, VDSC cho rằng đến hiện tại, rủi ro này vẫn đang trong tầm kiểm soát dựa trên nỗ lực của Chính phủ như việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để ứng phó với việc giá dầu toàn cầu đang tăng. Theo đó, thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn khi lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn đang ở mức thấp.
"Về góc độ tâm lý, sẽ cần thời gian để VN-Index kiểm định vùng 1.200 điểm nhưng những triển vọng tốt trong trung và dài hạn giúp chúng tôi duy trì quan điểm lạc quan trong thời gian sắp tới. Do đó, mua đuổi trong những phiên tăng mạnh quanh vùng này nên được hạn chế và nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia thị trường trong những phiên biến động mạnh bằng việc tích lũy những cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc trong năm 2021", chuyên gia của VDSC khuyến nghị.
Công ty chứng khoán này dự báo VN-Index năm 2021 có thể dao động trong khoảng 1.070 - 1.250 điểm.
"Chúng tôi tin rằng VN-Index sẽ chinh phục thành công ngưỡng 1.200 điểm trong các tháng tới và những đợt điều chỉnh mạnh của thị trường sẽ là cơ hội để tích lũy cổ phiếu", VDSC tái khẳng định.
Về cơ hội đầu tư, VDSC cho hay giá của nhiều loại hàng hóa trên thế giới đã tăng cao trong giai đoạn vừa qua và diễn biến này sẽ chưa sớm chấm dứt. Dự báo này được hỗ trợ bởi các bất ổn trên diện rộng trong nguồn cung của nhiều loại hàng hóa; sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ; diễn biến từ chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên toàn cầu cũng đang tiếp thêm kỳ vọng về sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển trên thế giới; các yếu tố mang tính cấu trúc như lãi suất thấp, các gói kích thích tài khóa tiếp theo khiến đồng USD yếu.
Theo đó, ý tưởng đầu tư trong tháng 3 của VDSC bao gồm những doanh nghiệp có thể hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng tăng của giá hàng hóa hoặc thông qua khả năng điều chỉnh giá bán tăng tương ứng hoặc hơn mức tăng của giá nguyên vật liệu đầu vào, thuộc các ngành dầu khí, thép và phân bón.
Trước diễn biến tăng mạnh của giá thép, VDSC tin rằng hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh thép sẽ được hưởng lợi. Trong đó đặc biệt là HPG và SMC.
Đối với ngành dầu khí, giá dầu WTI đã tăng liên tục từ đầu tháng 10/2020, tương đương tăng 63% lên mức 65 USD/thùng tính đến cuối tháng 2/2021, chủ yếu do: tiến độ triển khai tiêm vắc xin toàn cầu tạo niềm tin nhu cầu di chuyển và hoạt động công nghiệp sẽ sớm sôi động trở lại; các nước OPEC tuân thủ kế hoạch cắt giảm sản lượng và Saudi Arabia thậm chí tự nguyện cắt giảm thêm 870.000 thùng/ngày.
VDSC kỳ vọng xu hướng này sẽ duy trì cho tới hết quý II/2021, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của ngành dầu khí hưởng lợi và có thể vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm (xây dựng dựa trên kịch bản giá dầu ở mức 45 USD) ngay trong quý I/2021. Các doanh nghiệp có tồn kho như BSR và PLX hưởng lợi nhờ độ trễ của giá vốn trong giai đoạn giá đầu ra tăng mạnh. Ngoài ra, GAS nhiều khả năng sẽ cải thiện lợi nhuận trong ngắn hạn khi giá bán khí (neo theo giá dầu) tăng cũng giúp các mỏ khí có giá miệng giếng thấp.
Trong ngành phân bón, VDSC ưa thích cổ phiếu DPM. Giá bán phân bón tăng mạnh trong các tháng đầu năm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ lợi nhuận quý I/2021.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.