Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thị trường ô tô 11 tháng đầu năm 2022 đã vượt con số 400.000 xe, xấp xỉ bằng con số của cả năm 2021. Như vậy, còn một tháng 12 nữa, có thể khẳng định thị trường sẽ vượt qua con số của năm 2021. Đây là năm thứ hai liên tục thị trường tăng trưởng, kể từ khi bị giảm vì dịch Covid-19 vào năm 2020. Tuy nhiên, dự báo con số của năm 2023 có thể không được khả quan như thế.
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, cho biết nhu cầu ô tô phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế. Trong năm 2022, nền tảng kinh tế vĩ mô phát triển tương đối ổn định và tăng trưởng cao, điều này đã tác động lớn đến thị trường này. Khi nền kinh tế còn “ảm đạm” và chưa bùng nổ thì nhu cầu khi đó cũng rất hạn chế, tuy nhiên, có thể thấy năm 2022 thị trường ô tô tương đối sáng sủa.
“Theo tôi, thị trường ô tô trong năm 2023 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và khởi sắc hơn năm cũ”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định.
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, cho biết năm 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và một số chính sách từ Chính phủ, tuy nhiên, nhiều hãng xe trong nước đã thích ứng kịp thời và tung ra thị trường nhiều mẫu xe mới, phân bố đều ở các phân khúc đã thúc đẩy sự bứt phá về doanh số và ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ, điều này cho thấy thị trường ô tô năm 2022 phát triển tương đối tốt. Theo nhận định của PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2023 sẽ tiếp tục đà tăng trưởng và tăng khoảng 8% so với năm 2022.
Thời gian gần đây, thị trường ghi nhận có tình trạng người mua ô tô muốn vay ngân hàng nhưng phải “xếp hàng” đợi chờ, thậm chí còn bị từ chối bởi lý do ngân hàng “cạn kiệt room” tín dụng, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường ô tô trong nước. Theo ông Long, phần lớn người đi mua ô tô có hai loại. Một là người mua xe chạy dịch vụ (vận tải hàng hoá, chạy taxi, taxi công nghệ,..) làm phương tiện để kinh doanh thì nhu cầu vay là rất lớn. Hai là người mua ô tô phục vụ cho cá nhân, thông thường nhóm này chủ yếu là không đi vay hoặc có vay nhưng mà ít, phần lớn là họ chủ động được nguồn tiền.
“Phần lớn nhóm người dùng xe cho mục đích chạy taxi công nghệ, vận chuyển hàng hoá, nguồn vốn của họ chưa đủ nên bắt buộc họ phải đi vay. Nếu trong năm 2023, nguồn vốn tiếp tục gặp khó như năm 2022, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung và thị trường ô tô nói riêng”, ông Long cho hay.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận năm 2022, vay tín dụng nói chung và vay tiêu dùng nói riêng có bước phát triển song cũng gặp nhiều khó khăn. Thời điểm đầu năm 2022, nguồn vốn tập chung chủ yếu vào bất động sản và một số tài sản khác khiến “room tín dụng” cạn kiệt dẫn tới việc đi vay để mua ô tô trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, sang năm 2023, ông Thịnh cho rằng nguồn vốn cho vay tiêu dùng sẽ được các ngân hàng chú trọng hơn, trong đó có phần chi cho vay để mua sắm ô tô.
Anh Nguyễn Hoàng Long, chủ một showroom kinh doanh xe cũ và đã qua sử dụng tại Hà Nội, cho rằng thị trường chung của ô tô trong nước năm 2023 sẽ gặp khó khăn hơn năm 2022. Theo lý giải của anh Long: “Nếu như trong năm 2022 khách hàng khi mua xe được hưởng ưu đãi phí trước bạ thì sang năm 2023, chính sách này không còn nữa khiến khách hàng không còn hào hứng. Cùng với đó, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giải ngân tại các ngân hàng gần như “đóng băng”, tiền không có thì đương nhiên khách hàng sẽ hạn chế mua sắm. Và nếu có tiền thì họ cũng sẽ không “đổ” vào mua ô tô khi nhu cầu không thực sự cần thiết”.
Trong năm 2022, chuỗi cung ứng bị đứt gãy trên toàn cầu, chi phí sản xuất tăng cao do thiếu hụt linh kiện và đặc biệt là thiếu chip bán dẫn, cước vận chuyển tăng đột biến là những yếu tố khiến thị trường ô tô trên toàn thế giới bị “chững” lại. Tại Việt Nam, mặc dù cũng bị ảnh hưởng không nhỏ nhưng trong năm qua nhiều mẫu xe mới, tập trung ở phân khúc xe SUV đô thị/ Crossover gầm cao vẫn được các hãng xe liên tục ra mắt như: Hyundai Creta, Kia Sportage, Toyota Veloz Cross, Kia Sonet hay Toyota Raize,…
Theo nhận định của chuyên gia ô tô Nguyễn Vĩnh Nam, dòng xe SUV đô thị/Crossover gầm cao là sản phẩm chủ lực của các hãng xe trong 3 năm trở lại đây và xu hướng này sẽ được các hãng xe tung ra các sản phẩm tương tự trong vòng vài năm tới, do tính đa dụng của sản phẩm phù hợp với địa hình, thời tiết và giá cũng phù hợp với đại đa số khách hàng Việt Nam.
Cùng chung quan điểm, anh Nguyễn Hoàng Long cho biết đây không phải là năm đầu tiên thị trường ô tô Việt Nam ưu ái các dòng xe đa dụng, gầm cao. Thậm chí hiện nay, các nước trên thế giới, cả ở những nước phát triển, cũng đi theo xu hướng này.
“Trong năm 2023, các mẫu xe gầm cao dạng crossover kích thước cỡ nhỏ và vừa sẽ tiếp tục được ưu tiên ra mắt, bên cạnh đó là các xe MPV 7 chỗ. Các dòng xe này sẽ tiếp tục là mẫu xe chủ lực đóng góp vào doanh số chung của các hãng xe trong năm tới”, anh Long nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.