Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Báo cáo Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vững vàng qua giông bão được Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) công bố mới đây đưa ra nhiều dự báo đáng chú ý về triển vọng kinh tế cũng như thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
VFCA dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2021.
Theo đó, dịch bệnh được kiểm soát tốt là cơ sở để nhiều ngành kinh tế hồi phục trở lại, như ngành Dịch vụ phục hồi nhờ các biện pháp dãn cách xã hội được dỡ bỏ hay ngành Công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng trở lại nhờ sự tăng cường các hiệp định thương mại như EVFTA cũng như các chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa của Chính Phủ.
Ngân hàng thế giới WB và nhiều tổ chức quốc tế như ADB, IMF, Ngân hàng UOB, Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP kinh tế Việt Nam 2021 có thể đạt từ 6,3% đến 7,8%, lạc quan hơn chỉ tiêu tăng trưởng GDP của Chính Phủ Việt Nam đặt ra là 6%.
Hiệp hội này cũng dự báo lạm phát năm 2021 sẽ tăng nhẹ nhưng trong tầm kiểm soát.
"Lạm phát 2021 sẽ chịu khá nhiều áp lực từ đà hồi phục của nền kinh tế, sự tăng lên của giá dầu, lộ trình tăng giá của các mặt hàng Nhà nước quản lý, độ trễ của chính sách tài khóa tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, dự kiến mức tăng sẽ không cao và trong tầm mục tiêu 4% của Chính phủ đề ra do yếu tố tỷ giá và lãi suất duy trì được sự ổn định", báo cáo nêu quan điểm.
VFCA dự đoán rằng tăng trưởng tín dụng năm 2021 sẽ đạt 12%, phù hợp với mức độ hấp thụ vốn của nền kinh tế sau dịch Covid-19. Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm là sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và lĩnh vực ưu tiên gồm: doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp công nghệ cao…
Xu hướng giảm lãi suất nhiều khả năng sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2021 do chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân phục hồi từ các ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Điều này đồng nghĩa với việc dòng vốn giá rẻ sẽ tiếp tục được luân chuyển trong nền kinh tế và dòng tiền nhàn rỗi sẽ có xu hướng lựa chọn các tài khoản rủi ro hơn để có mức sinh lời tốt hơn.
"Điều này cũng sẽ tác động tích cực đến xu hướng dòng tiền trên TTCK", chuyên gia của VFCA nhấn mạnh.
FDI được dự báo sẽ là một trong những động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 nhờ nhiều yếu tố thuận lợi. Đó là nhiều dự án FDI định đầu tư bị hoãn lại trong năm 2020 sẽ triển khai lại trong năm 2021, cùng với đó, làn sóng tái cơ cấu đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới tiếp tục đẩy mạnh bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và việc dịch Covid_19 được kiểm soát; thêm vào đó, Chính Phủ đẩy mạnh đầu tư công, ngành logistics phát triển mạnh sẽ gỡ đáng kể nút thắt trong thu hút vốn FDI trước đây là cơ sở hạ tầng và chi phí logistics.
Đối với TTCK, VFCA dự báo dòng tiền mới của các nhà đầu tư nội và ngoại sẽ tiếp tục đổ vào thị trường trong năm 2021.
"Dòng tiền của các nhà đầu tư nội chảy vào thị trường đã hình thành xu hướng rất mạnh trong năm 2020 và sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2021 do lãi suất tiết kiệm tiếp tục duy trì xu hướng giảm và nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm một kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn", báo cáo cho biết.
Cùng với đó, việc vắc-xin Covid-19 hiệu quả và dịch bệnh được kiểm soát dần trên toàn cầu cũng sẽ kích thích dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại các thị trường cận biên và mới nổi trong năm 2021, trong đó có thị trường Việt Nam.
VFCA nêu 2 kịch bản cho TTCK Việt Nam trong năm 2021.
Ở kịch bản tích cực, dịch bệnh được kiểm soát, tăng trưởng GDP đạt 6%, gấp đôi so với năm 2019, lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng đột biến, VN-Index hoàn toàn có thể quay lại kiểm tra vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm trong năm 2021.
"Chỉ số P/E của VN-Index vào cuối năm 2020 đang ở mức 17,5 lần, không còn quá rẻ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, xét trong dài hạn khi lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng trở lại thì P/E của VN-Index sẽ trở nên hấp dẫn hơn. So sánh với chỉ số tương đương của các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số P/E của TTCK Việt Nam vẫn là thấp nhất", chuyên gia của VFCA cho hay.
Đối với kịch bản tiêu cực, làn sóng dịch Covid-19 thứ 3 quay trở lại trên toàn thế giới, các chủng Covid biến dị xuất hiện làm quá trình dỡ bỏ dãn cách xã hội và hồi phục của nền kinh tế thế giới chậm lại sẽ tác động xấu làm chậm lại quá trình hồi phục của Việt Nam và con số mục tiêu 6% tăng trưởng GDP của Chính Phủ sẽ khó đạt được, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Theo đó, VFCA dự báo VN-Index sẽ giảm và tích lũy trở lại trong vùng 940 - 1.000 điểm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.