VGMF 2024: Khi sản xuất thông minh trở thành một xu thế tất yếu

Quỳnh Anh - 26/03/2024 16:53 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 26/3, Hội nghị Chuỗi sản xuất thông minh & Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 đã được tổ chức tại Hà Nội, với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA), Viện Nghiên cứu Đầu tư Quốc tế (ISC) và nhiều nhà đầu tư quốc tế.

VNF
Hội nghị Chuỗi sản xuất thông minh & Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024.

Hội nghị Chuỗi sản xuất thông minh & Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF) được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), thu hút hàng trăm đại biểu và khách mời tới tham gia, giao lưu, thăm quan và thảo luận về việc thúc đẩy sản xuất công nghiệp, sản xuất thông minh tại Việt Nam.

VGMF 2024 được coi là một nền tảng giao lưu giữa các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI và chuỗi cung ứng toàn cầu. Diễn đàn được chia thành 2 phiên chính, tập trung thảo luận về các công nghệ mới nhất, xu hướng các ngành công nghiệp mới, môi trường chính sách, cơ hội đầu tư và cách tìm kiếm các phương thức hợp tác và phát triển trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới.

Mục tiêu của hội nghị năm nay là hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng ngành sản xuất thông minh tại Việt Nam, khuyến khích sự quan tâm và đầu tư từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong bối cảnh tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Diễn đàn có sự tham dự của 600 đại biểu từ Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ, Ban Quản lý Khu Kinh tế - Khu Công nghiệp các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh, các đơn vị tư vấn xúc tiến đầu tư và các công ty kinh doanh kết cấu hạ tầng khu,cụm công nghiệp của Việt Nam.

Đặc biệt, khoảng 300 đại biểu tham dự là đại diện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử, sản xuất đang hoạt động tại Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và  các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn, thiết bị của Việt Nam.

Hàng trăm khách mời và đại diện doanh nghiệp tới tham dự sự kiện.
 Bên ngoài không gian diễn ra sự kiện.

Sản xuất thông minh là xu thế tất yếu

Phát biểu khai mạc sự kiện, TS. Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) cho rằng sản xuất thông minh đã trở thành một xu thế tất yếu vơi việc ứng dụng công nghệ số hoá vào hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. 

Theo đó, TS. Lê Minh Nghĩa nhận xét Việt Nam chú trọng phát triển nền công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế cao, có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và giá trị toàn cầu, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ số, công nghệ cao, công nghiệp sản xuất chất bán dẫn và sinh học..."

TS. Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA)

"Sự ổn định về chính trị xã hội với thị trường hơn 100 triệu dân, 1 chính phủ kiến tạo với các chính sách quyết liệt và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị nhằm hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy chuyển đổi số, nhiều địa phương thực hiện chiến lược "xây tổ đón đại bàng" đã và đang tạo ưu thế cho Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới", ông Lê Minh Nghĩa nhận định về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. 

Chủ tịch VFCA cũng đánh giá "Việc tổ chức Hội nghị VGMF 2024 có ý nghĩa rất lớn nhằm thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế nhằm kết nối và thúc đẩy Việt Nam vào chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu, tập trung vào việc ứng dụng công nghệ đổi mới và quản lý hiệu quả để nâng cao sự cạnh tranh của chuỗi cung ứng tại Việt Nam, xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để tìm hiểu cơ hội phát triển chung và cùng có lợi".

Tham dự Diễn đàn, ông Petel Wu, Tổng Giám đốc Công ty Sunrise Big Data cho biết, với sự phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, sản xuất thông minh đã trở thành lực lượng chủ chốt thúc đẩy nâng cấp công nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh này, Việt Nam, với vai trò là mắt xích sản xuất mới của châu Á, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất thông minh toàn cầu.

Ngành điện tử, bán dẫn đang cạnh tranh rất khốc liệt

Tham dự diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Trần Duy Đông điểm lại những thành tựu kinh tế, chia sẻ về môi trường đầu tư kinh doanh, chính sách thu hút đầu tư cũng như 1 số cơ chế nhằm thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực Việt Nam đang quan tâm như sản xuất chip bán dẫn, sản xuất điện tử và sản xuất thông minh. 

"Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn", thu hút FDI vẫn rất là cao cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài với môi trường đầu tư của Việt Nam", ông Trần Duy Đông đánh giá.

Về giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết: "Việt Nam định hướng rõ ràng thu hút có chọn lọc, hướng tới các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tính lan toả, kết nối với các doanh nghiệp trong nước. Theo đó, ưu tiên các dự án công nghệ cao, điện tử, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, trung tâm tài chính quốc tế, thương mại hiện đại, nghiên cứu phát triển".

Cụ thể, "lĩnh vực sản xuất điện tử, sản xuất chip bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là một trong những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư hàng đầu", ông Đông nói.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại sự kiện.

Theo đó, Chính phủ đã giao Bộ Thông tin Truyền thông xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn Việt Nam đến năm 2023, sẽ trình trong thời gian sớm nhất để Chính phủ ban hành. Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch Đầu tư xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn Việt Nam đến năm 2023, dự kiến đào tạo khoảng 50.000 kỹ sư, trong tháng này sẽ trình Quốc hội ban hành.

"Bên cạnh nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng Nghị định về Quỹ hỗ trợ đầu tư, trong đó dự kiến sẽ có những hỗ trợ thích đáng đối với lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, bán dẫn", ông Đông nói.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhận định: "Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về thu hút FDI và đặc biệt là đối với ngành điện tử, bán dẫn đang rất khốc liệt vì các quốc gia đều thấy lợi ích, tiềm năng và quy mô của ngành này là rất lớn, đến năm 2030 có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Nước nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt thì sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới".

Chính sách về sản xuất thông minh chưa thực sự chắc chắn

Tham dự và phát biểu tại sự kiện, ông Ko Tae Yeon, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Heesung Electronics Việt Nam đánh giá môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam có nhiều thuận lợi, nhưng còn gặp một số vấn đề do chính sách về việc sản xuất thông minh vẫn chưa thực sự chặt chẽ và chắc chắn. 

Trước đó, trả lời phỏng vấn của truyền thông, ông Ko cũng nhận định: "Việt Nam có chiến lược rất rõ ràng về đối tượng và mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng thành thật chia sẻ thì những chính sách ưu đãi vẫn chưa thực sự hấp dẫn. Chính phủ nên xem xét vấn đề này rất nghiêm túc, đặc biệt trước vấn đề tác động của thuế tối thiểu toàn cầu. Việc đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao rất cần được trú trọng".

Ông Ko cũng cho biết một số thách thức khác của Việt Nam trong quá trình phát triển sản xuất thông minh bao gồm năng lực vận hành, vấn đề an ninh mạng, đầu tư cơ sở hạ tầng hay tình trạng giảm nhân lực theo trình độ công việc.

Theo đó, Tổng giám đốc Heesung Electronics Việt Nam đề xuất chính quyền trong nước tham khảo quy trình đánh giá chuẩn ở các nước tiên tiến về sản xuất thông minh, đi kèm là bồi dưỡng kỹ sư chủ chốt tại các nhà máy. Tại mỗi tỉnh, khu vực, chính quyền có thể lựa chọn 1-2 nhà máy tiêu biểu làm nhà máy thông minh, được hỗ trợ đầy đủ để làm mô hình mẫu cho các nhà máy khác học tập và phát triển.

Xem thêm >> Đại hội Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam (VIPFA) lần thứ nhất diễn ra thành công

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

(VNF) - “Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì các bạn có tiềm năng và nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số”, đại diện công ty phần mềm TPIsoftware của Đài Loan nói và cho biết, thị trường chuyển đổi số Việt Nam có tiềm năng mang lại lợi tức đầu tư cao.

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

(VNF) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

(VNF) - Ngành thuế và hải quan đã thực hiện khoanh nợ đối với 704.431 người nộp thuế với tổng số tiền thuế nợ được khoanh là 28.380 tỷ đồng, sau 3 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 94.

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

(VNF) - Trung Quốc đã phát tín hiệu sẽ trả đũa các rào cản thương mại do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra khi nước này tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất nhập khẩu.

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

(VNF) - Chỉ tính riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, có ít nhất khoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách nhà nước mỗi năm.

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 20/5/2024, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

(VNF) - Cảng Đoạn Xá là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn không vay nợ và rủng rỉnh tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu

Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu

(VNF) - Trước khi bị cấm tham gia đấu thầu, Công ty Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân từng là nhà thầu “quen thuộc” khi liên tục trúng hàng loạt gói thầu của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC).

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.