Vì sao giá cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh tốt tăng chậm hơn doanh nghiệp kinh doanh kém?

Hải Đường - 26/10/2021 17:48 (GMT+7)

(VNF) - Tại Talkshow Phố Tài chính, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) và ông Lê Anh Minh, Phó giám đốc đầu tư Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã lý giải nguyên nhân một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, thậm chí doanh thu nghìn tỷ đồng, nhưng giá cổ phiếu không tăng trưởng mạnh bằng những nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp có kết quả kinh doanh kém hơn hoặc thua lỗ.

VNF
Ông Trần Thăng Long và ông Lê Anh Minh tại TalkShow Phố Tài chính

Kinh doanh tốt không phải là tất cả

Hiện nay trên thị trường chứng khoán, một số nhóm ngành có kết quả kinh doanh tốt hơn mặt bằng chung là ngân hàng, thép, hóa chất, vật liệu xây dựng, công nghệ thông tin nhưng giá của phiếu của doanh nghiệp thuộc các ngành này lại không tăng trưởng bằng những cổ phiếu nhỏ, thậm chí kinh doanh kém hoặc thua lỗ.  

Theo lý giải của ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.

Nguyên nhân thứ nhất là từ năm 2020 đến nay, cổ phiếu của những doanh nghiệp lớn, những ngành đang có lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn so với thị trường đã có mức tăng giá vượt trội hơn so với mức chung của thị trường.

Hai là các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đang lan tỏa dòng tiền và tìm kiếm cơ hội mới từ những ngành hiện chưa có sự phục hồi nhưng kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh hơn vào năm 2022 sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Ba là những cổ phiếu có quy mô vừa và nhỏ là midcap và penny có giao dịch hàng ngày nhưng thanh khoản không quá lớn, nên khi dòng tiền dịch chuyển dễ có sự biến động giá mạnh hơn.

“Tuy nhiên, chúng tối cũng lưu ý rằng thị trường cuối cùng cũng sẽ quay lại phản ánh những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, phản ánh nền kinh tế, do vậy nên cẩn trọng với những cổ phiếu quy mô vừa và nhỏ”, ông Trần Thăng Long chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Lê Anh Minh, CFA, Phó giám đốc đầu tư Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cũng cho rằng các cổ phiếu vốn hóa lớn như nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đã có một đà tăng rất dài từ năm 2020. Với việc ghi nhận mức tăng trưởng tốt, một lượng tiền lớn đã đổ vào những cổ phiếu này trong thời gian dài, đưa mức định giá lên tương đối hợp lý, thậm chí hơi cao.

Vì vậy, ông Lê Anh Minh cho rằng khi đợt dịch lần thứ 4 xuất hiện bất ngờ, các doanh nghiệp này phải điều chỉnh lại kỳ vọng tăng trưởng và giá cổ phiếu cũng từ đó bị điều chỉnh theo.

Ngoài ra, theo Phó giám đốc đầu tư SHS, những ngành vốn hóa lớn thì quá trình tạo đáy, tích lũy và có đà tăng trưởng mới sẽ đòi hỏi vấn đề về thời gian.

Về các cổ phiếu vừa và nhỏ, không phải tất cả đều tăng trưởng dựa trên sự cải thiện cơ bản của doanh nghiệp mà có nhiều yếu tố đầu cơ, cổ phiếu tăng trưởng nhưng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp lại chưa tương xứng.

“Ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên chọn những ngành thực sự được hỗ trợ từ chinh sách hồi phục kinh tế sau dịch Covid-19 cũng như những ngành đã có sự tăng trưởng tốt trước đó”, ông Lê Anh Minh chia sẻ.

Bức tranh lợi nhuận quý III và ngành hưởng lợi trong ngắn hạn

Cũng tại Talkshow, ông Trần Thăng Long tiết lộ tổng hợp mới nhất của BSC, với hơn 30% các doanh nghiệp trên sàn đã công bố kết quả kinh doanh quý III, tổng lợi nhuận của các đơn vị này suy giảm khoảng 9,2% so với quý II nhưng tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020.

Trên phương diện ngành, một số ngành tăng trưởng khá vượt trội có thể kể đến như chứng khoán, bảo hiểm, thép, hóa chất và công nghệ thông tin.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trên VN-Index, lợi nhuận của ngành ngân hàng trong quý III vừa qua theo đại diện BSC là có điều chỉnh nhẹ so với quý II, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ năm ngoái.  

Về phía SHS, đại diện của công ty chứng khoán này nhận định bức tranh lợi nhuận tổng thể quý III của doanh nghiệp Việt Nam về cơ bản là không tích cực từ đợt dịch Covid 19 lần thứ 4, tuy nhiên thị trường vẫn ghi nhận những mức lợi nhuận cao lịch sử, đồng thời vẫn có những ngành được cho là điểm sáng như chứng khoán, vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón và công nghệ. 

Trong ngắn hạn, đại diện SHS cho rằng ba ngành sẽ phục hồi nhanh là năng lượng dầu khí, ngân hàng và chứng khoán.

Cụ thể, ngành năng lượng dầu khí theo đại diện SHS có thể hưởng lợi từ quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới khi sự thiết hụt năng lượng từ than, khí, dầu đang xảy ra cục bộ ở nhiều quốc gia có thể đẩy giá khí và giá dầu lên.

Về ngành ngân hàng, nhiều cổ phiếu của nhóm ngành này đã bị bán và chiết khấu rất nhiều trong quý III vừa qua, khiến mức định giá cổ phiếu hấp dẫn hơn nhiều. Trong khi đó, nhiều ngân hàng trong kỳ vẫn tăng trưởng lợi nhuận dương, sức khỏe tài chính và tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn ở mức an toàn.

Ngành chứng khoán được phía SHS cho rằng mới chỉ đang ở mức ban đầu của một chu kỳ tăng trưởng trung và dài hạn tương đối lớn, khi tỷ lệ người dân Việt Nam đầu tư chứng khoán tương đối thấp so với các nước trong khu vực.

Ngoài ra, ngành bán lẻ và ngành liên quan đến đầu tư công cũng sẽ phục hồi nhanh, theo đại diện SHS.

TalkShow Phố Tài chính là chương trình truyền hình cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin chính thống, đa chiều và các kiến thức chuyên sâu về thị trường Tài chính-chứng khoán. Chương trình được phát sóng vào lúc 18h30 thứ 2 hàng tuần trên VTV8 và phát lại trên các nền tảng mạng xã hội của Talkshow Phố Tài chính
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Đế chế' Infosys: Từ 250 USD khởi nghiệp đến vốn hóa 70 tỷ USD

'Đế chế' Infosys: Từ 250 USD khởi nghiệp đến vốn hóa 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.