Việt Nam có bị tác động bởi chính sách thương mại của ông Donald Trump?
Tiểu Vy -
05/03/2025 18:26 (GMT+7)
(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, các chính sách áp thuế của Tổng thống Donald Trump khiến Việt Nam chịu tác động, nhưng chưa mạnh.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay, ngay khi Tổng thống Donald Trump đắc cử, Thủ tướng đã có chỉ đạo nghiên cứu chính sách, đối sách ứng phó. Theo đó, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, dự báo và báo cáo cập nhật tình hình với Chính phủ để có giải pháp.
Ông Tân cho hay, đến nay Tổng thống Donald Trump đã đưa ra các chính sách áp thuế với tất cả mặt hàng trên thế giới, đồng thời áp với các quốc gia khác nhau.
“Chúng ta không nằm ngoài và chịu tác động bởi việc này. Tuy nhiên, có nhiều nước chịu tác động mạnh hơn, chúng ta chưa phải là nước chịu tác động mạnh”, Thứ trưởng Bộ Công thương nêu.
Hàng hóa Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với Mỹ
Theo ông Tân, Bộ Công Thương đã theo dõi sát sao các động thái chính sách của Mỹ đối với các quốc gia.
Thông qua Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cũng chủ động chuyển tải thông điệp tới phía Hoa Kỳ về mong muốn duy trì và xây dựng mối quan hệ kinh tế, thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi; đồng thời khẳng định Việt Nam không có bất cứ chính sách nào có thể gây phương hại đến người lao động hay an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương đã theo dõi sát sao các động thái chính sách của Mỹ đối với các quốc gia.
Nêu quan điểm của Bộ Công thương, ông Tân cho rằng Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh bổ sung cho nhau. Nguyên nhân gây mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước xuất phát từ tính chất bổ trợ giữa hai nền kinh tế, là do cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương của hai nước.
“Hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ trên thị trường. Ngược lại, hàng hóa của Việt Nam còn tạo điều kiện để người tiêu dùng Mỹ được sử dụng hàng hóa rẻ của Việt Nam”, theo lời ông Tân.
Là một nền kinh tế mở, trong quá trình hội nhập, Việt Nam theo đuổi một chính sách thương mại tự do, mức độ chênh lệch thuế quan đối với hàng hóa Mỹ là không nhiều. Trong thời gian tới mức thuế này có thể tiếp tục xuống thấp hơn, do Việt Nam chủ trương giảm thuế MFN đối với nhiều mặt hàng.
Do đó, một số sản phẩm Mỹ có lợi thế cạnh tranh cao, như ô tô, nông sản, khí hóa lỏng, ethanon… sẽ được hưởng lợi từ chính sách này, đồng thời sẽ tạo ra các luồng nhập khẩu tích cực từ Mỹ, góp phần vào việc cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước.
Xây dựng phương án xử lý những vấn đề Mỹ quan tâm
Lãnh đạo Bộ Công thương cũng cho hay hai nước đã có cơ chế đối thoại chính sách Thành lập theo Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Mỹ. Do đó, các vấn đề tồn tại trong kinh tế thương mại song phương, nếu có, sẽ được chủ động trao đổi thông qua Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ (TIFA).
Cạnh đó, Chính phủ đã chủ động giao các bộ ngành rà soát những vướng mắc, xây dựng phương án xử lý những vấn đề Mỹ quan tâm; trên cơ sở thương mại công bằng, có đi có lại, đúng quy định của pháp luật, đáp ứng hài hòa, thỏa đáng lợi ích của các bên.
Việt Nam sẽ tạo điệu kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Mỹ tham gia vào quá trình hình thành, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam. Nhất là các dự án năng lượng trọng điểm (năng lượng mới, hydrogen, điện hạt nhân…), tạo tiền đề để tăng cường nhập khẩu khí hóa lỏng, nhiên liệu, thiết bị máy móc, công nghệ từ Mỹ, qua đó góp phần cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước.
Với doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay đã chủ động phối hợp với các ngành hàng để chuẩn bị ứng phó với các kịch bản khác nhau. Thực tế đòi hỏi sự nhạy bén, chủ động bám sát thị trường và khả năng thích ứng, tìm tòi và phát triển năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục chủ động xây dựng lộ trình và giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường....
“Doanh nghiệp cần chú trọng việc kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cũng như đánh giá thận trọng việc hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của những nước đang có căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ”, ông Tân nhấn mạnh.
(VNF) - ông Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF nhận định: "Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao nhưng nếu nhìn chỉ tiêu tăng trưởng từng khu vực sẽ thấy nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch",
(VNF) - Tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP. HCM với huyện Cần Giờ do Vingroup đề xuất có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,
(VNF) - Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan gọi Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") đến nhà riêng và nói “chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu USD”, rồi giơ 1 ngón trỏ bàn tay phải ra hiệu.
(VNF) - Với khối tài sản khủng, Nguyễn Văn Hậu (Hậu 'Pháo'), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các địa phương.
(VNF) - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp thuế là hoàn toàn hiện hữu, và chính phủ nên chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ này.
(VNF) - Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành thu giữ hàng loạt tài sản có giá trị.
(VNF) - Từ ngày 18 đến 20/3, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao đến từ 58 tập đoàn hàng đầu của Mỹ tới Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình Giao thương tại Việt Nam năm 2025.
(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.
(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.
(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2025 đã chính thức phát hành. Với 100 trang nội dung chất lượng, ấn phẩm phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, là nguồn thông tin hữu ích dành cho doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia và đông đảo bạn đọc kinh tế.
(VNF) - Tổng Bí thư yêu cầu phải thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ... trong đó phải tiến lên vũ trụ, tiến vào lòng đất, lòng biển, đáy biển.
(VNF) - ông Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF nhận định: "Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao nhưng nếu nhìn chỉ tiêu tăng trưởng từng khu vực sẽ thấy nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch",