Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Làm thế nào để Việt Nam có thể dịch chuyển lên trong chuỗi giá trị toàn cầu, tránh được “bẫy thu nhập trung bình” và trở thành quốc gia có thu nhập cao? Lời khuyên của các chuyên gia đến từ những định chế tài chính lớn như IFC và WorldBank (WB) đối với Việt Nam là tập trung xây dựng chuỗi liên kết trong nước với FDI, từ đó gia tăng giá trị, nâng cao kỹ năng và đổi mới sáng tạo.
“Các chỉ số về đầu tư FDI của Việt Nam trong thời gian qua tuy rất ấn tượng nhưng đầu tư FDI vẫn chưa đủ sức tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, tăng chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng nội địa trong hàng xuất khẩu”, Giám đốc quốc gia IFC tại Campuchia, Lào và Việt Nam, ông Kyle Kelhofer nhận xét.
Trong khi đó, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, ông Ousmane Dione cho biết: “Mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là ở khâu lắp ráp cuối cùng. Trong khi đó, xu hướng chung trong chuỗi giá trị là sản xuất sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ nhỏ đi trong khi ngành dịch vụ sẽ tăng lên”.
Giám đốc quốc gia IFC tại Việt Nam, ông Kyle Kelhofer cho rằng nền kinh tế Việt Nam có tính tính chất 2 mặt thể hiện qua giá trị nhập khẩu ở mức cao.
“Đến hết quý II/2018, có tới 71% tổng kim ngạch xuất khẩu (89,86 tỷ USD) có nguồn gốc từ doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, và trong tổng kim ngạch nhập khẩu 111,22 tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 58,6% (65,21 tỷ USD)”, ông Kyle Kelhofer dẫn chứng bằng con số.
“Các con số trên cho thấy mức độ hạn chế của giá trị gia tăng trong nước trong hàng hoá xuất khẩu, của mối liên kết và khả năng khai thác nguồn cung trong nước. Đó là vấn đề nan giải của Việt Nam”, ông Kyle Kelhofer nhận định.
“Chính vì thế, Việt Nam cần một chiến lược thu hút FDI mới”, giám đốc quốc gia IFC tại Việt Nam khuyến nghị.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam đồng tình: “Để thúc đẩy việc làm, năng suất và giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường thì cần đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia (MNEs)”.
Đó là khuyến nghị của Giám đốc quốc gia IFC tại Việt Nam đối với chính phủ trong cải tổ khung chính sách về ưu đãi đầu tư thời gian tới.
Giám đốc quốc gia IFC tại Việt Nam, ông Kyle Kelhofer
“Việt Nam cần cải cách cơ chế hiện hành với các mục tiêu thu hút đầu tư FDI mới với nhận thức rằng ưu đãi “theo lợi nhuận” sẽ ít phù hợp hơn trong việc khuyến khích phát triển nhà cung cấp, công nghệ xanh, gia tăng giá trị và đào tạo nguồn nhân lực, so với ưu đãi theo năng lực (hành vi)”, ông Kyle Kelhofer nói.
Theo ông Kyle Kelhofer: “Cơ chế ưu đãi hiện hành vừa không cho thấy rõ tác động thực sự, vừa không cho biết tiêu chí ‘gia tăng’ đã đạt được đến mức nào”.
Ông Kyle Kelhofer cho rằng:“Cần đổi mới tư duy và thay đổi quan điểm phổ biến nhưng lạc hậu rằng Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh dựa vào cho phí sang lối tư duy cạnh tranh dựa trên lợi thế so sánh và những giá trị riêng biệt”.
Giám đốc quốc gia IFC tại Việt Nam cho rằng các lĩnh vực như viễn thông, logistics, giáo dục, y tế, tài chính…là những ngành quan trọng đối với các chuỗi giá trị, là nền tảng hỗ trợ năng lực cạnh tranh và duy trì tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, những ngành nói trên vẫn đang hạn chế đối với nhà đầu tư ngoại.
Chính vì vậy, ông Kyle Kelhofer khuyến nghị Việt Nam nên “đánh giá lại mục tiêu, tính hợp lý của yêu cầu sàng lọc đầu tư” này, hướng tới nới lỏng các hạn chế về sở hữu, góp vốn nước ngoài ở nhữn ngành kể trên căn cứ vào kết quả phân tích chi phí - lợi ích theo các mục tiêu phát triển kinh tế”.
Theo giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, liên kết giữa khối FDI và doanh nghiệp trong nước không tự nhiên mà có. Để làm được điều này, ông Ousmane Dione đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò điều phối liên kết của chính phủ thông qua khung chính sách.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam
Theo ông Ousmane Dione, hạn chế của khu vực công hiện nay chính là thiếu cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ các dịch vụ và không điều phối liên kết giữa FDI và doanh nghiệp trong nước.
Về phía cầu, ông Ousmane Dione cho biết các nhà đầu tư FDI hiện nay đang thiếu nhà cung cấp địa phương, đặc biệt là các nhà cung cấp có khả năng cạnh tranh về chất lượng, số lượng và giá cả. Các nhà đầu tư cũng thiếu thông tin về doanh nghiệp trong nước.
Về phía cung, các doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu hụt về công nghệ và kỹ năng; thiếu hỗ trợ tài chính, thiếu thông tin về các chiến lược và tiêu chuẩn tìm nguồn cung ứng của MNEs.
Chính vì vậy, theo ông, chính phủ cần giữ vai trò là cầu nối, điều phối liên kết để dần lấp đầy khoảng trống về cung - cầu nói trên.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.