VietinBank lãi trước thuế 2.544 tỷ quý I, VietinAviva tiếp tục thua lỗ

Kình Dương - 01/05/2017 10:27 (GMT+7)

(VNF) – VietinBank lãi trước thuế 2.544 tỷ đồng trong quý I/2017, tăng nhẹ 5,8% so với cùng kỳ 2016. Trong khi đó, khoản đầu tư của VietinBank vào liên doanh VietinAviva tiếp tục bị bào mòn giá trị trong quý I/2017, trước khi được bán đi toàn bộ trong tháng 4/2017.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017, theo đó, lợi nhuận trước thuế quý I/2017 của VietinBank đạt 2.544 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Đi sâu hơn, mảng kinh doanh cốt lõi là tín dụng – đầu tư đem về cho VietinBank 6.165 tỷ đồng lãi thuần trong quý I/2017, tăng 14,7% so với quý I/2016. Trong khi đó, mảng dịch vụ đem về lãi thuần đột phá 512 tỷ đồng, tăng tới 36%. Lãi thuần từ mảng kinh doanh ngoại hối cũng có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng 20,8%, đạt 267 tỷ đồng.

Song song, mảng mua bán chứng khoán đầu tư đem về 113 tỷ đồng lãi thuần cho VietinBank trong quý I/2017, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2016. Trái ngược, mảng mua bán chứng khoán kinh doanh khiến VietinBank lỗ thuần 17,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái, VietinBank lãi thuần 31,5 tỷ đồng từ mảng này.

Đáng chú ý, lãi thuần quý I/2017 từ các hoạt động khác của VietinBank tăng rất mạnh 63,8%, đạt mức 655 tỷ đồng, nhiều khả năng là do thu nhập từ nợ xấu đã được xử lý của nhà băng này tăng mạnh.

Tựu chung, tổng lãi thuần từ tất cả các mảng kinh doanh của VietinBank trong quý I/2017 đạt 7.723 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2016. Đồng thời, chi phí hoạt động quý I/2017 của VietinBank tăng 17,7%, đạt 3.114 tỷ đồng, đưa lợi nhuận thuần của nhà băng này đạt 4.608 tỷ đồng trong quý I/2017, tăng 19,8%.

Sở dĩ lợi nhuận trước thuế của VietinBank chỉ tăng 5,8% trong quý I/2017 trong khi lợi nhuận thuần tăng tới 19,8% là do nhà băng này đã tăng mạnh tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần từ mức 37,5% của quý I/2016 lên 44,8%.

Tính đến hết ngày 31/3/2017, tiền gửi khách hàng của VietinBank đạt 666.327 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,7% so với hồi đầu năm. Trong khi đó, tiền gửi và vay liên ngân hàng của VietinBank lại tăng khá mạnh 29,7%, đạt 110.412 tỷ đồng. Đồng thời, các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tăng gấp 6,4 lần, đạt 30.979 tỷ đồng.

Các khoản phải trả bên ngoài của VietinBank dù vẫn giữ ở mức rất cao 75.850 tỷ đồng, tuy nhiên đã giảm đáng kể 24,3% so với đầu năm.

Về tài sản, tổng tài sản của VietinBank tính đến hết ngày 31/3/2017 đạt 987.383 tỷ đồng, tăng 4,1% so với hồi đầu năm, trong đó, dư nợ tín dụng tăng 5,4%, đạt 697.742 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ 0,11 điểm% sau 3 tháng, đạt 1,13%, nằm sâu trong ngưỡng quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước.

VietinAviva

Giá trị ròng của khoản đầu tư vào VietinAviva của VietinBank đã mất 2/3 giá trị trước khi được bán lại toàn bộ cho đối tác liên doanh là Tập đoàn Bảo hiểm Aviva

Ghi nhận từ báo cáo tài chính của VietinBank cho thấy, nhà băng này có 2 khoản góp vốn liên doanh đều với tỷ lệ góp vốn 50%, một là Ngân hàng TNHH INDOVINA với giá gốc ban đầu là 1.688 tỷ đồng, hai là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ VietinBank Aviva (VietinAviva) với giá gốc ban đầu là 400 tỷ đồng.

Đối với Ngân hàng TNHH INDOVINA, giá trị ròng của khoản đầu tư (hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu) đạt 2.677 tỷ đồng tính đến hết ngày 31/3/2017, tăng 87 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và tăng 58,6% so với thời điểm bắt đầu góp vốn.

Trái ngược, giá trị ròng của khoản đầu tư tính đến hết ngày 31/3/2017 của VietinAviva ở mức 130 tỷ đồng, giảm 53 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, đồng nghĩa với việc VietinAviva tiếp tục thua lỗ khoảng 53 tỷ đồng trong quý I/2017. Năm 2016, VietinAviva thua lỗ khoảng 134 tỷ đồng.

Như vậy, giá trị ròng của khoản đầu tư vào VietinAviva của VietinBank đã giảm tới 270 tỷ đồng sau gần 6 năm hoạt động.

Ngày 21/4 vừa qua, VietinBank đã công bố việc bán lại toàn bộ 50% cổ phần của VietinAviva cho đối tác liên doanh là Tập đoàn Bảo hiểm Aviva.

Mức giá của thương vụ này chưa được tiết lộ, tuy vậy, việc giá trị ròng của khoản đầu tư vào VietinAviva của VietinBank giảm tới 2/3 giá trị kể từ ngày góp vốn, cộng với việc trước khi thoái vốn khỏi VietinAviva, VietinBank đã phải xin ý kiến chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ cho thấy khả năng mức giá của thương vụ này thấp hơn giá trị vốn góp 400 tỷ đồng mà VietinBank bỏ ra ban đầu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

(VNF) - Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa cho biết đã nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.