Vinamilk và bước đệm tài sản sau ngày thống nhất

Thanh Long - 30/04/2019 11:33 (GMT+7)

(VNF) - Sau ngày thống nhất (30/4/1975), nhiều doanh nghiệp Nhà nước được thành lập với mục tiêu vực dậy sản xuất, trong đó, tiếp quản các cơ sở sản xuất miền Nam là bước đệm rất quan trọng. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một doanh nghiệp thành công tiêu biểu trong số này.

VNF
Sữa Ông Thọ - dòng sản phẩm "huyền thoại" của Vinamilk (Ảnh minh họa)

Gần 4 tháng sau ngày thống nhất, Vinamilk chính thức ra đời với tên gọi Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam. 3 nhà máy được Vinamilk tiếp quản từ chế độ cũ gồm: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina); Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Netstlé).

Mặc dù tiếp quản tới 3 nhà máy sữa nhưng việc vận hành là vô cùng khó khăn, bởi trong nước không có nguyên vật liệu, bắt buộc phải nhập ngoại. Máy móc sau khi tiếp quản đều đã cũ nên việc vận hành khó lại càng thêm khó.

Bà Mai Kiều Liên, người được bổ nhiệm vào chức vụ phó giám đốc kỹ thuật nhà máy sữa Thống nhất vào năm 1982 khi mới 29 tuổi, kể lại rằng công suất của 2 nhà máy sữa Thống Nhất và nhà máy sữa Trường Thọ lên đến 196 triệu hộp sữa đặc/năm nhưng thực tế chỉ có thể sản xuất được 8 triệu hộp/năm.

"Nguyên một nhà máy Trường Thọ sản xuất sữa Ông Thọ mọi người nghỉ hết, đóng cửa luôn", CEO Vinamilk Mai Kiều Liên thuật lại.

Năm 1981 – 1982, Nhà nước bắt đầu có những chính sách để tháo gỡ cho sản xuất với 3 kế hoạch A, B, C. Kế hoạch A là toàn bộ nguyên vật liệu Nhà nước đưa bao nhiêu để sản xuất thì doanh nghiệp giao nộp hết. B là doanh nghiệp có quyền sử dụng máy móc thiết bị của Nhà nước, nguyên vật liệu tự kiếm, sản phẩm tự tiêu thụ. C là hoàn toàn không sử dụng máy móc thiết bị của Nhà nước, nguyên vật liệu tự lo, tiêu thụ tự lo.

“Việc đầu tiên là làm sao phải có ngoại tệ để có nguyên vật liệu. Chúng tôi mới kết hợp với SEAPRODEX để trao đổi”, bà Liên nói về quyết định lịch sử thời bấy giờ. Lúc ấy, SEAPRODEX có nguồn ngoại tệ khá lớn từ ngư dân.

Có ngoại tệ, Vinamilk mới nhập khẩu được phụ tùng thay thế, phục hồi nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ em vào năm 1988. Đây chính là nhà máy do tập đoàn Netstlé để lại trước ngày thống nhất, nhưng không hoạt động được do chủ nhà máy rút chạy, mang theo hồ sơ thiết bị công nghệ về nước.

“Chúng tôi có mời 2 công ty lớn, một nơi đòi 2,7 triệu USD, một nơi đòi 3 triệu USD để phục hồi. Lúc đó thì làm gì có đồng nào? Chúng tôi bắt đầu đặt bài toán cho các giáo sư của các trường, mời xuống để họ khảo sát rồi họ nói họ làm được. Chúng tôi bảo nếu làm được thì ký hợp đồng”, bà Mai Kiều Liên thuật lại.

Mặc dù giá trị hợp đồng là 500.000 USD nhưng khi thanh toán cuối cùng, Vinamilk chỉ mất hơn 200.000 USD, do chi phí phục hồi thấp hơn dự kiến.

“Đó là một điều rất quan trọng vì là lần đầu tiên nước Việt Nam mình có 1 nhà máy sản xuất sữa cho trẻ em, trước đây toàn là nhập hết”, vị tổng giám đốc Vinamilk nhấn mạnh.

Đây là bước đệm tiên quyết giúp Vinamilk trở thành công ty sữa lớn nhất Việt Nam hiện tại, cũng là một trong những công ty niêm yết lớn nhất nước với giá trị vốn hóa lên đến gần 10 tỷ USD.

Năm 2018, Vinamilk ghi nhận 52.629 tỷ đồng doanh thu (tương đương 2,2 tỷ USD). Lợi nhuận trước thuế ở mức 12.051 tỷ đồng (tương đương hơn 500 triệu USD).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
NHNN bán vàng cho dân: 'Mua bao nhiêu có bấy nhiêu, giá sẽ hạ ngay’

NHNN bán vàng cho dân: 'Mua bao nhiêu có bấy nhiêu, giá sẽ hạ ngay’

(VNF) - TS. Cấn Văn Lực khẳng định, việc bán vàng qua nhóm ngân hàng Big 4 chỉ là biện pháp trước mắt khiến giá giảm ngay. Về lâu dài cần đảm bảo thị trường vàng minh bạch và ngăn chặn thao túng giá, xoá bỏ độc quyền có thể xử lý dứt điểm được câu chuyện chênh lệch giá.

Đồng minh mới của Mỹ lấy đi ‘miếng bánh kinh tế’ của Trung Quốc

Đồng minh mới của Mỹ lấy đi ‘miếng bánh kinh tế’ của Trung Quốc

(VNF) - Hoạt động sản xuất iPhone của Apple tại Ấn Độ đang gia tăng trong khi sản lượng ở một số nhà máy ở Trung Quốc đại lục giảm mạnh Ấn Độ hiện được coi là một đồng minh không thể thiếu trong mạng lưới liên minh rộng lớn hơn của Mỹ.

DN của Chủ tịch Vũ Đình Độ muốn trở thành cổ đông lớn nhất của Tasco

DN của Chủ tịch Vũ Đình Độ muốn trở thành cổ đông lớn nhất của Tasco

(VNF) - VII Holding do ông Vũ Đình Độ làm Chủ tịch HĐQT muốn gom ít nhất 25% cổ phần của Tasco, qua đó trở thành cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này. Đây là nội dung sẽ được đưa ra biểu quyết tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào ngày mai 31/5.

Danh tính DN duy nhất muốn làm Khu đô thị Nam Đồng Hới - Quảng Bình

Danh tính DN duy nhất muốn làm Khu đô thị Nam Đồng Hới - Quảng Bình

(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư Minh Anh - Nam Đồng Hới thành lập vào tháng 4/2024 là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện Dự án Khu đô thị phía Nam Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Dự án có quy mô diện tích hơn 13 ha, tổng mức đầu tư 401 tỷ đồng.

Chọn mua Hyundai Accent mới hay Toyota Vios?

Chọn mua Hyundai Accent mới hay Toyota Vios?

(VNF) - So với đối thủ cạnh tranh trực tiếp Toyota Vios, Hyundai Accent thế hệ mới có lợi thế khi có nhiều phiên bản hơn, giá bán khởi điểm rẻ hơn, thiết kế hiện đại hơn, không gian nội thất rộng hơn.

Quảng Bình: DN phát triển dự án nợ thuế 1.280 tỷ, số phận khu đô thị 2.200 tỷ ra sao?

Quảng Bình: DN phát triển dự án nợ thuế 1.280 tỷ, số phận khu đô thị 2.200 tỷ ra sao?

(VNF) - Tại dự án Khu đô thị Nam Cầu Dài tại phường Phú Hải, TP Đồng Hới, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải là nhà đầu tư, còn Công ty TNHH Sơn Hải Riverside là doanh nghiệp phát triển. Sau nhiều năm triển khai dự án đang chỉ là bãi đất trống được quây tôn bịt kín, còn doanh nghiệp phát triển dự án đang bị cưỡng chế thuế...

Đông Bắc Land muốn bỏ 900 tỷ làm Khu đô thị Văn An tại TP.Chí Linh

Đông Bắc Land muốn bỏ 900 tỷ làm Khu đô thị Văn An tại TP.Chí Linh

(VNF) - Nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ làm dự án Đầu tư xây dựng khu dân cư giáp sông Thủy Nông và Quốc lộ 18 (Khu đô thị Văn An, TP. Chí Linh) là Công ty cổ phần Đầu tư Đông Bắc Land.

AI sẽ thổi bùng cuộc cách mạng ngân hàng số

AI sẽ thổi bùng cuộc cách mạng ngân hàng số

(VNF) - AI được ví như một luồng điện mới kích thích nền kinh tế đổi mới sáng tạo. Trong cuốn cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Klaus Schwab - nhà sáng lập, chủ tịch điều hành diễn đàn kinh tế thế giới vào năm 2016 - đã nhận định AI sẽ tạo ra cuộc cách mạng dịch chuyển làn sóng đầu tư, nâng cao hiệu suất lao động, định hình lại công việc số, đặc biệt là trong ngành ngân hàng.

DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Bà Võ Thị Thanh (từng được gọi là 'bông hồng vàng' Phú Yên) bị Cục Thuế tỉnh Phú Yên đề nghị tạm hoãn xuất cảnh khi Công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế gần 185 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Quảng Bình: DN phát triển dự án nợ thuế 1.280 tỷ, số phận khu đô thị 2.200 tỷ ra sao?

Quảng Bình: DN phát triển dự án nợ thuế 1.280 tỷ, số phận khu đô thị 2.200 tỷ ra sao?

(VNF) - Tại dự án Khu đô thị Nam Cầu Dài tại phường Phú Hải, TP Đồng Hới, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải là nhà đầu tư, còn Công ty TNHH Sơn Hải Riverside là doanh nghiệp phát triển. Sau nhiều năm triển khai dự án đang chỉ là bãi đất trống được quây tôn bịt kín, còn doanh nghiệp phát triển dự án đang bị cưỡng chế thuế...