Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công năm 2018, năm 2018, Quỹ tích luỹ trả nợ của Chính phủ đã ứng 7,61 triệu euro (khoảng 8,13 triệu USD) cho Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) để trả nợ cho dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam.
Tổng số tiền quỹ này đã ứng trả nợ cho dự án nhà máy Bột giấy Phương Nam lũy kế đến hết năm 2018 lên tới 82,6 triệu euro, tương đương khoảng 97 triệu USD. Dù vậy, đến hết năm 2018, Bộ Công Thương và Vinapaco vẫn chưa thể xử lý xong tài sản dự án để thu hồi.
Nhà máy Bột giấy Phương Nam là 1 trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương, trước đây do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – Vận tải thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, sau chuyển giao cho Vinapaco. Từ năm 2008 đến nay, dự án này không trả được nợ. Thủ tướng đã chỉ đạo dừng đầu tư dự án và giao Bộ Công Thương bán thanh lý tài sản nhưng sau 3 lần rao vẫn không ai mua.
Không chỉ "mắc kẹt" với dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Vinapaco hiện còn đang "chật vật" với khoản nợ của Công ty TNHH MTV Nguyên liệu giấy miền Nam - công ty do Vinapaco sở hữu 100% vốn.
Theo báo cáo kiểm toán đối với báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 của Vinapaco do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY lập, dư nợ gốc vay dài hạn và lãi vay tương ứng của các khoản vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Kon Tum (VDB Kon Tum) sẽ đến hạn trong năm 2019 quy định của các hợp đồng vay nhưng Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam chưa có nguồn để thanh toán với số tiền lần lượt là 265,8 tỷ đồng và 239,2 tỷ đồng.
"Các vấn đề này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty", Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY cho biết.
Tuy nhiên hiện nay, Vinapaco đã báo cáo các Bộ và Chính phủ cho giãn khoản nợ trên, theo đó, Bộ tài chính đã có công văn số 2497/BTC-TCNHH ngày 6/3/2018 trình Chính phủ cho giãn khoản nợ trên từ 15 năm lên 25 năm.
Được biết, các khoản vay trên của Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam liên quan đến hoạt động khai thác rừng thông tại Kon Tum. Do công ty này chưa khai thác rừng thông nên chưa có nguồn để thanh toán tiền vay cho VDB.
Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam và Vinapaco đã báo cáo các Bộ và Chính phủ xin chuyển đổi mục đích kinh doanh rừng thông từ cây nguyên liệu giấy sang kinh doanh gỗ lớn và xin giãn khoản nợ trên từ 15 năm năm lên 25 năm. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc văn bản số 1937/TTg-KTN ngày 28/10/2015 và Bộ Công thương đã có Quyết định số 569/QĐ-BTC ngày 16/2/2016 phê duyệt phương án chuyển đổi mục tiêu kinh doanh cây thông nguyên liệu giấy sang kinh doanh gỗ lớn chu kỳ 25 năm.
Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam và Vinapaco đã hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi theo phương án trình các Bộ liên quan và Văn Phòng chính phủ đã có văn bản số 2623/VPCP-KTTH ngày 23/3/2018 thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vương Định Huệ đồng ý phương án kinh doanh rừng thông và giao Bộ tài chính chỉ đạo VDB xử lý gia hạn nợ theo quy định của Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 và quy chế xử lý rủi do tín dụng tại VDB sau khi chính phủ ban hành (đến nay quy chế này chưa ban hành).
Dù vậy, hiện nay Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam vẫn đang chờ Chính phủ ban hành quy chế trên để xử lý giãn nợ theo quy định.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018, doanh thu thuần của Vinapaco đạt 2.653 tỷ đồng trong năm qua, tăng 12,4% so với năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế lại giảm 21% xuống 120 tỷ đồng, chủ yếu do sự sụt giảm về lợi nhuận trong các công ty liên doanh, liên kết. Tính đến hết ngày 31/12/2018, tổng tài sản của Vinapaco đạt 3.145 tỷ đồng, giảm 5,6% sau một năm. Vốn chủ sở hữu ở mức 1.464 tỷ đồng, tăng 8%; nợ phải trả ở mức 1.681 tỷ đồng, giảm 15%. |
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.