Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Dự án Nhà máy dệt – nhuộm do Tập đoàn TAL (Hong Kong) làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 350 triệu USD. Tập đoàn TAL dự định sẽ triển khai dự án tại Khu công nghiệp Bá Thiện II. Tuy nhiên, kể từ khi đề xuất đến nay, dự án này vẫn chưa được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận dù cho trước đó, Tập đoàn TAL từng khánh thành nhà máy lớn nhất của doanh nghiệp này tại Vĩnh Phúc.
Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 21/4/2018, tỉnh đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Đánh giá dự án đầu tư Nhà máy dệt – nhuộm của Tập đoàn TAL, hiệu quả kinh tế - xã hội, tác động đến môi trường”.
Hội thảo có sự tham gia của 13 chuyên gia kinh tế, môi trường; 12 đại diện các bộ, ngành Trung ương; 3 đại diện UBND các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu và vùng Thủ đô; đại diện các địa phương nơi dự kiến đặt nhà máy.
Kết quả hội thảo cho thấy có đến 18/21 ý kiến đồng thuận cho rằng dự án Nhà máy dệt – nhuộm của Tập đoàn TAL tại Khu công nghiệp Bá Thiện II không phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được Bộ Công Thương phê duyệt.
Dự án cũng không phù hợp với quy hoạch phân khu C4 tỷ lệ 1/2000 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 3926/QĐ-UBND ngày 30/12/2014. Ngoài ra, dự án cũng không phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 (quyết định số 4054 ngày 6/11/2008) và quy hoạch 1/500 (quyết định số 4402 ngày 14/12/2008) được tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt.
Các ý kiến tại hội thảo cũng nhấn mạnh Vĩnh Phúc cần thực hiện đúng chủ trương phát triển kinh tế theo hướng bền vững; phát triển công nghiệp phải gắn với phát triển du lịch dịch vụ và phát triển nông nghiệp; thu hút đầu tư phải có chọn lọc; phát triển kinh tế phải gắn với môi trường; gắn với lợi ích của cộng đồng dân cư.
Dự án dệt – nhuộm của Tập đoàn TAL (mặc dù đã thay đổi, điều chỉnh đề xuất 3 lần trước đó) nhưng tại hội thảo, những ý kiến giải trình và hình ảnh minh họa vẫn cho thấy dự án sử dụng công nghệ kém, lạc hậu, có nguy cơ cao về ô nhiễm cho tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh phía hạ lưu sông Mây (gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên…). Trường hợp dự án được cấp phép tại Vĩnh Phúc, hậu quả về môi trường ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội là rất lớn.
Các ý kiến tại hội thảo nhất trí đề xuất UBND tỉnh Vĩnh Phúc nên từ chối dự án và đề nghị nhà đầu tư lựa chọn địa điểm tại địa phương khác phù hợp hơn.
Do đó, tại văn bản mới nhất, UBND tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị Thủ tướng không chấp thuận triển khai dự án Nhà máy dệt – nhuộm của Tập đoàn TAL tại khu công nghiệp Bá Thiện II.
Trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có các văn bản gửi Chính phủ gồm: văn bản số 771/UBND-NN1 ngày 9/2/2017 (báo cáo Thủ tướng), văn bản số 2973/UBND-NN1 ngày 27/4/2017 (báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng), văn bản số 17/UBND-NN1 ngày 3/1/2018 (báo cáo Thủ tướng). Trong cả 3 văn bản này, tỉnh Vĩnh Phúc đều đề nghị Thủ tướng không chấp thuận dự án Nhà máy dệt – nhuộm của Tập đoàn TAL.
Được biết, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có ý kiến chính thức với Tập đoàn TAL, khẳng định tỉnh không lựa chọn dự án của tập đoàn tại khu công nghiệp Bá Thiện II.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.