(VNF) - Nếu không có lực đẩy của VNM, chỉ số VN-Index sẽ giảm điểm trong phiên giao dịch cuối quý I/2022.
Phiên 31/3, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,64 điểm, tương đương 0,11%, lên 1.492,15 điểm.
Nội bộ các ngành phân hóa khá rõ. Như ở nhóm ngân hàng, các cổ phiếu vốn hóa top trên đa phần tăng điểm, trong đó VPB tăng 1,09%, CTG tăng 1,25%, ACB tăng 1,38%; trong khi đó, các cổ phiếu vốn hóa top dưới đa phần mất điểm, trong đó STB giảm 1,71%, SHB giảm 1,61%, EIB giảm 1,34%, LPB giảm 1,14%.
Ngành bất động sản phân hóa khá mạnh. Các cổ phiếu vốn hóa lớn đều không ghi nhận sắc đỏ, trong đó VRE và BCM tăng lần lượt 1,94%. Biên độ tăng của các cổ phiếu nhìn chung không lớn. Trái ngược, nhiều cổ phiếu giảm khá sâu, đặc biệt là FLC, ROS, HQC, VRC, HAR giảm kịch sàn.
Sắc xanh và đỏ đan xen ở nhóm sản xuất, trong đó HPG giảm 0,88%, MSN giảm 1,25%, DGC giảm 1,72% nhưng GVR tăng 0,44%, SAB tăng 0,7%, GEX tăng 1,57%, VHC tăng 1,94%. Đáng chú ý, VNM tăng vọt 6,17%, trở thành cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho chỉ số VN-Index.
Phân hóa cũng là tình trạng xảy ra ở cổ phiếu năng lượng và bán lẻ: GAS giảm 1,63%, POW giảm 0,63%, PGV đứng giá tham chiếu còn PLX tăng 0,36%; MWG và PNJ lần lượt có thêm 0,97% và 2,03% giá trị nhưng FRT lại giảm 3,78%.
Cổ phiếu hàng không gồm VJC và HVN đều đứng giá tham chiếu. Tiêu cực hơn, cổ phiếu chứng khoán đa phần suy giảm, như SSI giảm 0,71%, VCI giảm 1,92%, HCM giảm 0,58%, VND giảm 1,45%...
Toàn sàn HoSE có 179 mã tăng giá, 60 mã đứng giá tham chiếu và 261 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức khá thấp, đạt 20.003 tỷ đồng.
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.