Vốn hoá của các 'ông lớn' công nghệ Mỹ tăng 2.400 tỷ USD nhờ AI

Quốc Anh - 18/10/2023 00:08 (GMT+7)

(VNF) - Theo một báo cáo mới nhất từ Công ty Đầu tư mạo hiểm Accel, những gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã kiếm thêm 2,4 nghìn tỷ USD chỉ trong vòng 1 năm, chủ yếu là nhờ xu hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI)

VNF
Trí tuệ nhân tạo dần trở thành một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp công nghệ lớn

Tốc độ hồi phục nhanh không tưởng

Báo cáo hàng năm của Accel cho thấy giá trị cổ phiếu của những “gã khổng lồ” công nghệ quen mặt như Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon hay Nvidia đều tăng bình quân 36%/năm.

Trong năm 2023, Nvidia đã ghi tên mình vào “câu lạc bộ nghìn tỷ USD” sau khi tập đoàn này ghi nhận cán mức vốn hoá thị trường lên đến 1.000 tỷ USD vào cuối tháng 5.

Đáng chú ý, doanh nghiệp này hiện đang sở hữu dòng chip hiệu suất cao hỗ trợ nhiều mô hình AI tiên tiến, có khả năng tự làm mới nội dung từ dữ liệu khổng lồ mà AI đã được đào tạo trước đó.

Các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã kiếm thêm 2,4 nghìn tỷ USD vào năm 2023

Năm ngoái, thị trường công nghệ được ví như một bức tranh ảm đạm khi các công ty lớn đã đánh mất 1.600 tỷ USD bởi hàng loạt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đều rút lui khỏi các cổ phiếu công nghệ. Hiện tại, áp lực đang giảm bớt.

Chỉ số Nasdaq Composite (chỉ số đo lường biến động của 3.000 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq) đã phục hồi 80% chỉ trong vòng 18 tháng, mức cải thiện nhanh nhất mọi thời đại.

Các nhà phân tích cho thấy, sự phục hồi của các mã cổ phiếu công nghệ đang đạt đỉnh kể từ khủng hoảng lịch sử mang tên “bong bóng dotcom” vào những năm 1990, và Nasdaq đã phải mất đến 14 năm mới có thể đạt được cột mốc này.

Chỉ số Euroscape, một chỉ số của Accel chuyên tính toán biến động cổ phiếu của các đơn vị cung cấp điện toán đám mây và phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) lớn như Công ty phần mềm Salesforce, Công ty công nghệ Palantir… đã tăng 29% kể từ đầu năm tới nay.

Doanh thu và nguồn tài trợ cho các đơn vị điện toán đám mây và SaaS ở châu Âu, Israel, Mỹ cũng ghi nhận quay trở lại mức trung bình trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.

“Chúng ta đang ở một thời điểm rất khác so với năm 2000. Ở năm 2000, thực sự phải mất một thời gian rất dài để Nasdaq quay trở lại mức 80% - mức đỉnh cao. Và bây giờ, chúng ta chỉ mất 18 tháng để đạt được điều đó”, nhà phân tích của Accel, ông Philippe Botteri nhận định.

Accel nhìn nhận nguyên do hiệu suất của điện toán đám mây và SaaS được đẩy lên cao năm 2023 là nhờ sự phát triển vượt bậc của AI.

Cả thế giới đang xôn xao bàn luận về các công cụ AI có khả năng sáng tạo là ChatGPT của OpenAI, Bard của Google và Claude của Anthropic, như thể trí tuệ nhân tạo sẽ hỗ trợ con người phát minh ra nhiều thứ ngoài sức tưởng tượng. Thật vậy, “AI đang định nghĩa lại các phần mềm. Bất kỳ một công ty phần mềm nào cũng đều tận dụng AI để sáng tạo”, ông Botteri nói.

Mỹ đang là quốc gia “chịu chi” nhất trong các thỏa thuận tài trợ cho AI, trong đó OpenAI đã huy động được số tiền lớn nhất, lên tới 10 tỷ USD và Inflection đứng thứ hai với 1,3 tỷ USD.

Số lượng các start-up kỳ lân cũng đã xuất hiện trở lại sau khoảng thời gian Covid-19. Trong đó, đa phần các đơn vị này đều là những doanh nghiệp công nghệ. Tại châu Âu và Israel, 40% kỳ lân mới nổi thuộc lĩnh vực AI sáng tạo, tại Mỹ, tỷ lệ này thậm chí lên đến 80%.

Phục hồi nhanh, nhưng khó phát triển

Trên thực tế, năm 2023 là một năm đầy rẫy khó khăn với các công ty công nghệ. Đại diện các đơn vị này chia sẻ việc huy động vốn không còn dễ dàng như trước khi các nhà đầu tư đang ngày một cảnh giác đối với lĩnh vực này.

Các doanh nghiệp công nghệ tuy phục hồi nhanh, song tốc độ tăng trưởng của các công ty Euroscape lại ghi nhận giảm từ mức trung bình 68% trong quý I/2021 xuống 23% vào quý II/2023.

Số lượng thương vụ mua lại do Big Tech dẫn đầu đã giảm mạnh vào năm 2023

Các hoạt động giao dịch của những “gã khổng lồ” công nghệ đang gặp khó khăn. Lý do đến từ việc các cơ quan quản lý đều siết chặt hoạt động của những doanh nghiệp này vì lo ngại không thể kiểm soát tốc độ phát triển của các công ty công nghệ.

Năm nay, Accel cho biết chỉ có 10 giao dịch liên quan đến Big Tech, trong khi 2 năm liền kề trước đó, FAANG (Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Google) có 27 thương vụ mua lại vào năm 2021 và 26 thương vụ vào năm 2022.

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thanh tra cùng công an vào cuộc, nhìn lại diễn biến 'chưa từng có' của vàng

Thanh tra cùng công an vào cuộc, nhìn lại diễn biến 'chưa từng có' của vàng

(VNF) - Trước những biến động của thị trường vàng, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ra quyết định thanh tra thị trường vàng trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay.

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Vinam Land đã thông tin tình hình tài chính năm 2023 với nhiều chỉ tiêu không tích cực. Đáng nói là khoản nợ trái phiếu lên đến 1.500 tỷ đồng.

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

(VNF) - Theo báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê nhà nước Nga Rosstat, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong quý I đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

(VNF) - Công ty TNHH BNB Hà Nội xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định tại công trình xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 257 lô (đợt 1), tại dự án Khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát.

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

(VNF) - Đối với những mẫu sổ đỏ, sổ hồng đã được cấp trước ngày 1/1/2025 vẫn có giá trị pháp lý thì không phải cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới. Trường hợp có nhu cầu thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

(VNF) - Dự án khu công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, đang được cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục để tái khởi động sau hơn 1 năm tạm dừng vì vướng pháp lý.

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

(VNF) - Không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng trong việc xây dựng khung pháp lý với tiền số, tài sản số. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam là vấn đề “không thể lẩn tránh mãi” và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố được – mất.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

(VNF) - Một chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và một số quan chức nước này đã bị rơi ở khu vực phía bắc đất nước ngày 19/5, theo hãng thông tấn nhà nước IRNA. Sau nhiều giờ tìm kiếm, giới chức cho biết họ vẫn chưa đến được địa điểm máy bay rơi, dù đã xác định được vị trí chính xác.

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

(VNF) - Dự kiến cuối giờ sáng 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sẽ hoàn thành vào sáng 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.