'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cho tới thứ Tư (9/3), Silicon Valley Bank (SVB) vẫn là một tổ chức đầy uy tín và có vốn hoá tốt đang tìm cách huy động vốn. Nhưng trong vòng 48 giờ, một cơn "hoảng loạn" gây ra bởi chính cộng đồng đầu tư mạo hiểm mà SVB đã phục vụ và nuôi dưỡng đã chấm dứt 40 năm hoạt động của ngân hàng.
"Vòng xoáy" khủng hoảng của SVB bắt đầu vào cuối ngày 9/3, khi ngân hàng này thông báo cần huy động 2,25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán. Thông tin này dường như đã gây sốc cho các nhà đầu tư, khi họ nhanh chóng bán tháo cổ phiếu SVB và khiến giá trị cổ phiếu công ty tài "cắm đầu" lao dốc tới 60% trong phiên 10/3.
Tiếp theo đó là sự sụp đổ nhanh chóng của một ngân hàng từng rất được ưa chuộng trong giới công nghệ.
Các khách hàng của SVB cho biết họ không còn niềm tin dù Giám đốc điều hành Greg Becker kêu gọi “giữ bình tĩnh” vào chiều thứ Năm (10/3), khi cổ phiếu công ty kết phiên giao dịch với mức giảm 60%. Theo những nhà đầu tư này, điều quan trọng là CEO Becker không thể đảm bảo với mọi người rằng đợt tăng vốn này sẽ là lần cuối cùng của ngân hàng.
Đến cuối ngày 10/3, các khách hàng đã rút khoản tiền gửi lên tới 42 tỷ USD khỏi Silicon Valley Bank. Số dư tiền mặt của SVB cho tới thời điểm đó là âm 958 triệu USD và không thể huy động đủ tài sản thế chấp từ các nguồn khác, cơ quan quản lý Mỹ cho biết.
Đến thứ Sáu (11/3), theo thông tin từ phóng viên của CNBC, khi cổ phiếu của SVB tiếp tục giảm, ngân hàng đã từ bỏ nỗ lực bán cổ phiếu. Thay vào đó, họ chuyển sang tìm kiếm một người mua tiềm năng. Nhưng việc khách hàng rút toàn bộ số tiền gửi và tình hình tài chính khó khăn khiến việc tìm kiếm một người chủ mới trở nên khó khăn hơn, và cuối cùng cũng thất bại.
Tối 11/3, một số khách hàng của SVB đã nhận được email đảm bảo với họ rằng “hoạt động kinh doanh vẫn bình thường” tại ngân hàng.
“Tôi chắc rằng bạn đã nghe một số tin đồn về SVB trên thị trường hiện nay nên muốn liên hệ để cung cấp một số thông tin. Đó là hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường tại SVB. Có thể hiểu được rằng bạn có thể có câu hỏi và tôi luôn sẵn sàng nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào”, trích một bức thư mà khách hàng SVB nhận được.
Nhưng rồi, cũng cùng ngày hôm đó, các nhà quản lý Mỹ đã ra quyết định đóng cửa SVB và thu giữ tiền gửi của ngân hàng này, chính thức tạo ra vụ phá sản ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và lớn thứ 2 từ trước đến nay trong lịch sử ngành ngân hàng nước này.
Cụ thể, theo thông cáo báo chí từ các cơ quan quản lý, Cục Bảo vệ Tài chính và Đổi mới California đã đóng cửa SVB và chỉ định Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) là bên nhận. Sau đó, FDIC đã thành lập Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi Quốc gia Santa Clara, hiện đang nắm giữ các khoản tiền gửi được bảo hiểm từ SVB.
FDIC cho biết trong thông báo rằng những người gửi tiền được bảo hiểm sẽ có quyền truy cập vào các tài khoản gửi tiền của họ muộn nhất là vào sáng thứ Hai (14/3).
Các văn phòng chi nhánh của SVB cũng sẽ mở cửa trở lại vào thời điểm đó, dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Đồng thời, các cuộc kiểm tra chính thức của SVB sẽ tiếp tục được thực hiện.
Cơ quan quản lý tài chính California cho biết: “Việc rút tiền gửi nhanh chóng đã khiến Ngân hàng không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Nngân hàng bây giờ mất khả năng thanh toán”.
Nguồn gốc vụ phá sản của SVB bắt nguồn từ sự "lệch khớp" được thúc đẩy bởi tỷ lệ lãi suất cao hơn. Khi các khách hàng khởi nghiệp rút tiền gửi để giữ cho công ty của họ tồn tại trong một môi trường kinh tế ảm đạm, ít các đợt IPO và huy động vốn tư nhân, thì SVB bắt đầu thiếu vốn.
Đồng thời, nhu cầu về vốn mới của SVB cũng trở nên cấp thiết sau sự sụp đổ của ngân hàng tiền điện tử Silvergate. Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) cho rằng sự sụp đổ của Silvergate có khả năng khiến nguồn tiền gửi tại SVB của các công ty khởi nghiệp bị "đóng băng" hoặc không thể huy động được, sau đó đã gửi email hướng dẫn các công ty này rút tiền gửi khỏi SVB.
Ngân hàng này đã buộc phải bán tất cả trái phiếu với khoản lỗ 1,8 tỷ USD, sau đó lên tiếng huy động vốn mới, và điều tồi tệ nhất đã xảy ra.
Falvey, một cựu nhân viên của SVB, người đã thành lập quỹ của riêng mình vào năm 2018, đã chỉ ra bản chất liên kết chặt chẽ của cộng đồng đầu tư công nghệ là lý do chính dẫn đến sự sụp đổ đột ngột của ngân hàng.
Theo ông Falvey, các quỹ VC nổi bật bao gồm Union Square Ventures và Coatue Management đã gửi email tới toàn bộ danh sách các công ty khởi nghiệp của họ trong những ngày gần đây, hướng dẫn họ rút tiền ra khỏi SVB vì lo ngại ngân hàng sẽ rút tiền. Ông lưu ý rằng các phương tiện truyền thông xã hội cũng làm tăng thêm sự hoảng loạn của người gửi tiền khi liên tục đưa tin về tình hình tại SVB.
“Khi bạn nói: "Này, rút tiền đặt cọc của bạn ra, thứ này sẽ thất bại", điều đó giống như việc báo cháy trong một nhà hát đông đúc”, ông Falvey nói.
Falvey, người bắt đầu sự nghiệp của mình tại Wells Fargo, nói rằng phân tích của ông về bản cập nhật giữa quý của SVB đã mang lại cho ông sự tự tin, rằng đây là một ngân hàng được vốn hóa tốt và có thể đảm bảo an toàn cho tất cả những người gửi tiền. Ông thậm chí còn khuyên các công ty trong danh mục đầu tư của mình nên giữ tiền của họ tại SVB khi có tin đồn.
Giờ đây, cuộc khủng hoảng kết thúc bằng việc SVB bị tịch thu, những người gửi tiền ở lại với SVB phải đối mặt với quãng thời gian vô định trước khi có thể lấy lại tiền của mình. Mặc dù tiền gửi được bảo hiểm dự kiến sẽ nhanh chóng được cung cấp trở lại, nhưng phần lớn tiền gửi do SVB nắm giữ không được bảo hiểm và không rõ khi nào chúng sẽ được giải phóng.
Tình tiết này là hậu quả mới nhất từ các hành động của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhằm ngăn chặn lạm phát với chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ nhất trong 4 thập kỷ. Sự sụp đổ của SVB là trường hợp tiêu biểu, nhưng chắc chắn không phải là duy nhất, thậm chí còn có khả năng tạo ra những cuộc khủng hoảng khác. Khi mồi than này vẫn âm ỉ trong đống tro tàn, không ai chắc được rằng các công ty khởi nghiệp từng gửi tiền tại SVB liệu có còn khả năng thanh toán cho nhân viên của mìnht trong những ngày tới.
Silicon Valley Bank ( SVB ) là một ngân hàng thương mại có trụ sở tại Santa Clara, California, Mỹ, được thành lập năm 1983. SVB nằm trong danh sách các ngân hàng lớn nhất tại Mỹ và là ngân hàng hàng đầu tại Thung lũng Silicon. Đây là công ty con của Tập đoàn tài chính SVB, một công ty cổ phần ngân hàng và là thành viên của chỉ số S&P 500. Công ty tập trung vào việc cho các công ty công nghệ vay tiền, cung cấp nhiều dịch vụ cho vốn mạo hiểm, tài trợ dựa trên doanh thu và các công ty cổ phần tư nhân đầu tư vào công nghệ và công nghệ sinh học, cũng như các dịch vụ ngân hàng tư nhân cho các cá nhân có thu nhập cao, tại thị trường quê nhà ở Thung lũng Silicon. Ngoài việc nhận tiền gửi và cho vay, ngân hàng còn điều hành vốn mạo hiểm và các bộ phận cổ phần tư nhân đôi khi đầu tư vào các khách hàng ngân hàng thương mại của công ty. Ngân hàng hoạt động với 29 văn phòng tại Mỹ và từ các văn phòng tại Ấn Độ, Vương quốc Anh, Israel, Canada, Trung Quốc, Đức, Hong Kong, Ireland, Đan Mạch và Thụy Điển. |
Xem thêm >> Cổ phiếu ngân hàng bị bán tháo, loạt chỉ số Phố Wall sụt giảm mạnh
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.