'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội vừa giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp cùng Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan xem xét đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” do Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) xây dựng.
Theo tờ trình của Transerco, dự kiến giai đoạn 2020-2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lộ trình 52 tuyến xe buýt để hợp lý hóa mạng lưới và mở rộng vùng phục vụ. Trong đó, có 15 tuyến điều chỉnh để giảm trùng tuyến và tăng kết nối tại các nhà ga khi các tuyến đường sắt đô thị hoạt động. Điều chỉnh tần suất dịch vụ cho 23 tuyến buýt hiện có, tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong giai đoạn phát triển mạng lưới xe buýt 2020-2025, sẽ có 90 - 100 tuyến buýt được mở mới. Trong đó, có 10 tuyến buýt phục vụ học sinh, sinh viên, công nhân…
Cùng với 126 tuyến buýt năm 2019, tổng số tuyến đến năm 2025 sẽ nâng lên 220 - 230 tuyến.
Số phương tiện phát triển mới trong giai đoạn này sẽ khoảng từ 1.600 đến 1.800 xe, nâng tổng số phương tiện hoạt động buýt lên 3.400 - 3.800 xe.
Tong đó, tỷ lệ phương tiện sử dụng năng lượng sạch chiếm khoảng 15 - 20%. Sản lượng hành khách vận chuyển bằng xe buýt (gồm buýt thường và BRT) đạt từ 16 - 18% tổng nhu cầu đi lại của toàn thành phố. Kinh phí trợ giá bình quân hằng năm trong giai đoạn 2020 - 2025 vào khoảng 2.500 - 3.000 tỷ đồng/năm.
Trong giai đoạn 2026 - 2030, dự kiến có thêm từ 60 - 70 tuyến mở mới (12 - 14 tuyến/năm), nâng tổng số tuyến buýt toàn thành phố lên 280 - 300. Số phương tiện phát triển mới đạt 1.500 - 1.700 xe, tổng số phương tiện hoạt động buýt đạt từ 5.000 - 5.300 xe.
Trong đó, tỷ lệ phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch đến năm 2030 đạt trên 25%. Sản lượng hành khách vận chuyển bằng xe buýt đạt từ 22-25% tổng nhu cầu đi lại của toàn thành phố. Kinh phí trợ giá bình quân hằng năm giai đoạn 2026 - 2030 vào khoảng 4.000 - 5.000 tỷ đồng/năm.
Đại diện của Transerco cho biết, để bảo đảm việc phát triển luồng tuyến, phương tiện như đề án đặt ra thì cần ưu tiên hạ tầng phục vụ xe buýt, nhằm giúp xe buýt vận hành lưu thoát.
Cụ thể, giai đoạn 2020 - 2025, cần 13 làn đường ưu tiên cho xe buýt với tổng 60,8 km; xây dựng và hình thành 7 điểm trung chuyển cho xe buýt, trong đó có 2 điểm trong nội đô để kết nối với các tuyến đường sắt đô thị (Cầu Giấy và Hào Nam) và 6 điểm ngoài vành đai 3 và 3,5.
Ngoài ra, thành phố cần phát triển thêm từ 1.500 đến 2.000 điểm dừng và 30 - 40 điểm đầu cuối phục vụ các tuyến mở mới và hợp lý hóa lộ trình.
Cũng theo tờ trình của Transerco, giai đoạn 2026-2030 số tuyến đường có bố trí làn ưu tiên cho xe buýt được phát triển mới là 8 tuyến, nâng tổng số tuyến đường có làn ưu tiên cho xe buýt lên 21 với tổng số km đường ưu tiên đạt trên 250km. Cùng với đó là xây dựng và hình thành 8 điểm trung chuyển cho xe buýt tại các trục giao thông cửa ngõ Thủ đô, ở các khu vực ngoài vành đai 3,5; phát triển thêm từ 1.200 đến 1.300 điểm dừng và 20 - 30 điểm đầu cuối phục vụ các tuyến mở mới.
Xem thêm: 100% xe buýt tại Hà Nội được lắp đặt camera giám sát
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.