Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ cho biết đơn vị này đã nhận được văn bản của Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững về việc khẩn cấp xem xét, rà soát vấn đề thực hiện Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/3016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 liên quan đến quy hoạch xây dựng bến xe Yên Sở.
Theo quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 1/10/2016 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chuyển văn bản nêu trên đến UBND TP.Hà Nội để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý trong thời gian vừa qua, Dự án xây dựng bến xe Yên Sở đang bị nhiều người dân, chuyên gia phản đối với lý do bến xe này chỉ cách bến xe Nước Ngầm 1 km và rất gần "điểm đen" ùn tắc là nút giao cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Vành đai 3.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào thời điểm cuối tháng 5 vừa qua, Ban cán sự Đảng UBND TP.Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Mục tiêu quy hoạch là xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ đáp ứng được các tiêu chí: Bền vững - Đồng bộ - Hiện đại.
Đồ án nêu rõ: "Các bến xe khách liên tỉnh được bố trí tại khu vực các trục đường hướng tâm giao với vành đai 4, từng bước thay thế toàn bộ các bến xe hiện có, nằm sâu trong khu vực nội đô".
Tuy nhiên, tại đồ án này, Hà Nội đưa ra quy hoạch bến xe Yên Sở (phía Nam) có vị trí nằm ở khu vực Nam vành đai 3 (P. Yên Sở, Q. Hoàng Mai, diện tích khoảng 3,1 ha). Theo đó, bến xe Yên Sở có mặt tiền trên đường vành đai 3 và cách bến xe Nước Ngầm khoảng 1 km.
Đáng chú ý tại Tờ trình ngày 28/12/2017 của Sở GTVT gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội về Đồ án Quy hoạch bến xe Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng nêu rõ: Các bến xe khách liên tỉnh được bố trí trên các trục hướng tâm cửa ngõ và vành đai giao thông liên vùng (cụ thể là Vành đai 4), theo các hướng vận chuyến hành khách Đông, Tây, Nam, Bắc.
Các bến xe khách liên tỉnh xây dựng mới được kết hợp với các điểm đầu cuối của hệ thống xe buýt công cộng và gần các nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị nhằm kết nối, vận chuyển hành khách vào khu vực nội đô và ngược lại. Nguyên tắc bố trí bến xe nêu trên nhằm từng bước thay thế toàn bộ các bến xe khách hiện có đang khai thác sử dụng trong vành đai 3 hiện nay ra khu vực vành đai 4.
Do đó, có thể thấy rõ bến xe Yên Sở chỉ là bến xe được xây dựng tạm thời để phục vụ trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến quy hoạch xây dựng mới. Chức năng của bến xe này tương tự như 4 bến xe: Gia Lâm; Mỹ Đình; Giáp Bát; Nước Ngầm, tuy nhiên lại được cấp phép hoạt động 50 năm.
Theo giới chuyên gia trong ngành nhìn nhận, việc cấp phép cho bến xe Yên Sở còn nhiều điểm bất hợp lý vì bến này nằm trong nội đô, trái với chủ trương di chuyển bến xe ra đường vành đai 4.
Theo Quyết định 7283, ngày 30/12/2016 của UBND TP.Hà Nội về chủ trương đầu tư bến xe khách Yên Sở, bến xe này được giao cho Công ty CP Bến xe Thanh Trì (địa chỉ tại Hoàng Mai, Hà Nội) làm chủ đầu tư (không thông qua đấu thầu). Công ty này được thành lập chỉ 6 tháng trước đó (tháng 7/2016). Ngày 14/10/2016, Công ty CP Bến xe Thanh Trì có văn bản đề nghị thực hiện dự án Bến xe Yên Sở. Quy mô dự án là đầu tư xây dựng đồng bộ bến xe khách kết hợp bãi đỗ xe với diện tích 30.000 m2; công suất khách tuyến cố định 800 - 1000 lượt xe/ngày đêm. Bến xe này có tổng mức đầu tư 118 tỷ đồng, trong đó, vốn của nhà đầu tư chỉ có 30 tỷ đồng (chiếm 25,4% tổng vốn), vốn đi vay và huy động khác là 88 tỷ đồng (chiếm tới 74,6% tổng vốn); thời gian hoạt động là 50 năm. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.