Bộ Công Thương chỉ ra nhiều điểm 'nghẽn' thách thức ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Lê Ngà - 30/06/2021 17:02 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công Thương cho biết dung lượng thị trường và chênh lệch giá thành giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu đang là 2 điểm "nghẽn" lớn nhất hiện nay của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

VNF
Bộ Công Thương chỉ ra nhiều điểm 'nghẽn' thách thức ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã đề xuất các giải pháp trong thời gian tới để tập trung giải quyết 2 điểm "nghẽn" của ngành công nghiệp ô tô đó là dung lượng thị trường và chênh lệch chi phí sản xuất với các quốc gia trong khu vực.

Có thể nói, dung lượng thị trường và chênh lệch giá thành giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu đang là hai điểm nghẽn, thách thức lớn nhất hiện nay của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, hiện tại quy mô thị trường ô tô Việt Nam mới chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/4 của Indonesia. Thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất (cả sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt.

Mặt khác, GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa đủ để đa số người dân có thể sở hữu ô tô cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, tạo ra lợi nhuận.

Song song với đó, hệ thống giao thông yếu kém (mà chủ yếu do tổ chức giao thông kém) cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới cầu của thị trường, làm cho nhu cầu về sử dụng ô tô của nền kinh tế chưa lớn.

Bên cạnh điểm "nghẽn" về thị trường, hiện nay chi phí sản xuất ô tô trong nước cao hơn các quốc gia trong khu vực từ 10 – 20% khiến giá thành xe sản xuất trong nước chịu nhiều bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN trong bối cảnh hàng rào thuế quan được gỡ bỏ.

Có 2 nguyên nhân chính được Bộ Công Thương chỉ ra. Thứ nhất, dung lượng thị trường hiện tại của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn nhỏ, nên không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô của ngành, khiến các chi phí cao hơn so với các nước ASEAN khác vốn đã có thị trường và ngành công nghiệp ô tô đi trước rất lâu.

Thứ hai, các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ô tô hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm… từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

Quy mô thị trường ô tô Việt Nam mới chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/4 của Indonesia

Chính vì vậy, để khắc phục các điểm nghẽn nêu trên, Bộ Công Thương cho biết đang phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan đề xuất, triển khai một số giải pháp.

Về giải pháp tạo dựng thị trường, Bộ Công Thương cho rằng cần quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng xe ô tô của người dân, đặc biệt tại các đô thị lớn như TP. Hà Nội và TP. HCM.

Cùng với đó, có các biện pháp hợp lý bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh của thị trường ô tô trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại; đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước trong vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, có thể xem xét, cân nhắc một số giải pháp khác để phát triển thị trường như chính sách cho vay ưu đãi mua ô tô trong nước; rà soát các loại thuế, phí liên quan đến ô tô trên toàn chuỗi giá trị để điều chỉnh theo hướng thuận lợi hoá sản xuất và tiêu dùng ô tô, phát triển lành mạnh thị trường ô tô trong nước.

Về giải pháp tháo gỡ vướng mắc về chênh lệch chi phí sản xuất giữa ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng cần tiếp tục duy trì và triển khai có hiệu quả chương trình ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cho hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô.

Đồng thời, tiếp tục duy trì và triển khai có hiệu quả chương trình ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí lắp ráp ô tô trong nước.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng áp dụng chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô kèm theo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao sản lượng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước.

Xem thêm: Subaru WRX thế hệ mới sẽ về Việt Nam đầu năm 2022

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phú Yên: Hàng loạt sàn bất động sản rút khỏi thị trường

Phú Yên: Hàng loạt sàn bất động sản rút khỏi thị trường

(VNF) - 6/7 sàn giao dịch bất động sản ở Phú Yên tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động. Nguyên nhân chính là do thị trường nhà đất trầm lắng.

TP. HCM chi 350 tỷ đồng nâng cấp giao thông

TP. HCM chi 350 tỷ đồng nâng cấp giao thông

(VNF) - Hội đồng Nhân dân TP.HCM đã thông qua khoản đầu tư 350 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực khai thác tại các tuyến đường thường xuyên gây ùn tắc giao thông, xảy ra tai nạn giao thông.

Nhận tin Tổng thống Iran tử vong, vàng vọt lên cao kỷ lục, hướng đến 3.000 USD/ounce

Nhận tin Tổng thống Iran tử vong, vàng vọt lên cao kỷ lục, hướng đến 3.000 USD/ounce

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tử vong trong vụ tai nạn máy bay đã làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, điều mà các nhà phân tích cho rằng làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý, vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ hỗn loạn.

Nhận tin nhà nước thoái vốn, BCM và NTP lập tức tăng kịch trần

Nhận tin nhà nước thoái vốn, BCM và NTP lập tức tăng kịch trần

(VNF) - Thoái vốn Nhà nước có thể là một trong những lý do khiến BCM và NTP tăng kịch trần trong phiên 20/5 khi câu chuyện bán vốn luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường.

Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP

Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP

(VNF) - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đến cuối năm 2023 quy mô nợ công/GDP ước khoảng 37%, nợ Chính phủ/GDP ước khoảng 34%

Đầu tư tài sản số: Năm rủi ro cần lưu ý

Đầu tư tài sản số: Năm rủi ro cần lưu ý

(VNF) - Sự phát triển công nghệ cho phép các nhà đầu tư tài chính có được hoặc mất đi số tiền lớn chỉ trong cú chạm lên màn hình điện thoại. Không ít rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt, đặc biệt là ở các kênh đầu tư chưa có hành lang pháp lý.

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.