Chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam được đánh giá cao theo chuẩn mực quốc tế
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh doanh (BDI).
Gần đây, các ngân hàng Việt Nam liên tục được nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín như Moody’s, Fitch Raiting, S&P nâng hạng. Đâu là những yếu tố đã giúp các ngân hàng Việt thăng hạng? Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia TS. Lê Xuân Nghĩa để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
- Theo ông, vì sao các ngân hàng Việt Nam liên tục được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới nâng bậc tín nhiệm?
TS. Lê Xuân Nghĩa: Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s, S&P hay Fitch có chuẩn đánh giá khắt khe hơn vì họ dựa nhiều vào chuẩn mực có tính quốc tế cả về quản trị hoạt động và quản trị rủi ro. Điều này chứng tỏ sự cải thiện đáng kể về chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thường sử dụng rất nhiều thông tin, tiêu chí để đánh giá ngân hàng.
Trong thời gian qua, các tổ chức xếp hạng trên chủ yếu đánh giá các ngân hàng Việt Nam dựa trên 5 tiêu chí chủ yếu (CAMELS). Một là hệ số CAR (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro). Phần lớn các ngân hàng được nâng hạng trong thời gian vừa qua đều đã tăng vốn tự có và đảm bảo vượt quy định của ngân hàng Trung ương về hệ số CAR 9%. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh khả năng chống chịu rủi ro của một ngân hàng, đồng thời là nguồn lực chủ yếu để xử lý nợ xấu, nhất là nợ mất vốn (nhóm 5) khi cần.
Hai là, chất lượng tài sản, chủ yếu đánh giá qua tỷ lệ nợ xấu. Những ngân hàng được nâng hạng đó đều có tỷ lệ nợ xấu thấp, từ 1,7% đến 2,25% - dưới mức bình quân của cả hệ thống. Sở dĩ có được kết quả tích cực trong xử lý nợ xấu là do hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này có cải thiện tích cực.
Vì vậy, mà các ngân hàng có nguồn dư dả từ Quỹ dự phòng rủi ro. Các ngân hàng đã dùng nó để xử lý nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu được cải thiện đáng kể so với những năm trước đây. Ngoài ra, do một số thay đổi về cơ chế xử lý nợ xấu. Như việc tổ chức tín dụng tích cực triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, các chỉ thị của ngân hàng Trung ương về nâng cao chất lượng tài sản; và đặc biệt là tình hình sản xuất kinh doanh được cải thiện.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản ấm dần lên cho nên các ngân hàng thương mại có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, từ khung pháp lý cho đến thị trường để giải quyết nợ xấu. Trong vài năm gần đây tăng trưởng tín dụng cũng được phục hồi, đạt bình quân 17-18% cũng góp phần làm tăng tổng tài sản có rủi ro của các ngân hàng thương mại. Nhờ đó giảm được tỷ lệ nợ xấu.
Ba là, các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng được thăng hạng tín nhiệm đều đang thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước về nâng cấp hệ thống quản trị ngân hàng giảm sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn, tăng cường quản lý rủi ro, quản lý nợ và mở rộng các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin như Internet banking, mobile banking và vay tiêu dùng, từng bước tiệm cận chuẩn mực quốc tế đã tạo ra niềm tin vững chắc cho người gửi tiền và các nhà đầu tư.
Bốn là khả năng sinh lời. Với tất cả nỗ lực nói trên những ngân hàng được thăng hạng đã cải thiện vượt bậc khả năng sinh lời, ROA đạt trên 1%, ROE trên 12% tạo ra những bước đột phá về nền tảng tài chính. Trên cơ sở đó các ngân hàng có thể đầu tư mạnh hơn vào phát triển công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh lâu dài trên thị trường.
Năm là thanh khoản. Những ngân hàng này đều là ngân hàng có sự ổn định khá vững chắc về các chỉ tiêu an toàn thanh khoản như là tỷ lệ cho vay/huy động, tỷ lệ khả năng chi trả tức thời và đều là những ngân hàng hoạt động hiệu quả trên thị trường liên ngân hàng và thị trường trái phiếu Chính phủ. Góp phần vào sự ổn định về thanh khoản của toàn hệ thống trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây.
- Việc thăng hạng của các ngân hàng có tác động thế nào đối với nền kinh tế, thưa ông?
Việc các ngân hàng được thăng hạng tín nhiệm là kết quả của một quá trình vừa ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng kinh tế và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và thị trường tài chính nói chung, phản ánh thành công bước đầu của chương trình tái cơ cấu nền kinh tế mà Đảng và Chính phủ đã đặt ra trong những năm qua và trong thời gian tới.
Sự phục hồi khá vững chắc của hệ thống ngân hàng đặc biệt là những cải thiện về nền tảng tài chính và quản trị góp phần rất quan trọng vào việc vừa tăng trưởng, và ổn định kinh tế vĩ mô và là một trong những yếu tố quyết định góp phần nâng bậc xếp hạng quốc gia của Việt Nam theo đánh giá của World Bank.
- Vậy, trong thời gian tới các ngân hàng cần phải làm gì để tiếp tục được "tín nhiệm" và thăng hạng?
Theo các mục tiêu đã được đặt ra và lộ trình thực hiện đã được khẳng định trong chương trình tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng thì ngành Ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm cải thiện hơn nữa về quản trị và tài chính trong những năm tiếp theo.
Đặc biệt là trong bối cảnh sức ép cạnh tranh quốc tế gia tăng và sự bùng nổ của công nghệ 4.0, các chỉ tiêu an toàn hoạt động cần phải được cải thiện hơn nữa theo hướng tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, chuẩn mực kế toán tài chính, chuẩn mực quản trị ngân hàng.
Hai là giải quyết dứt điểm các ngân hàng yếu kém trên cơ sở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng mà Quốc hội vừa thông qua nhằm củng cố hơn nữa lòng tin của người gửi tiền và tránh rủi ro hệ thống.
Ba là, hệ thống ngân hàng cần phải dành nguồn lực tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo những thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin đang được vận dụng ngày càng rộng rãi hơn vào tất cả các dịch vụ cơ bản của các ngân hàng. Ví dụ như công nghệ thanh toán điện tử, công nghệ giám sát từ xa, Internet banking, mobile banking, công nghệ bảo mật an toàn mạng. Đặc biệt là bảo mật tài khoản người gửi tiền.
Bốn là, tiếp tục tạo lập hành lang pháp lý và chế tài loại bỏ hoàn toàn sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn vốn là nguyên nhân chủ yếu tạo ra khoản nợ xấu lớn ở một số ngân hàng thương mại cổ phần trước đây và hiện tại vẫn còn là gánh nặng tài chính của nhiều ngân hàng nhỏ.
Tóm lại, việc các ngân hàng thương mại liên tục được thăng hạng tích cực trong thời gian gần đây đã xóa đi những ám ảnh của các nhà đầu tư quốc tế trước đây về nguy cơ bất ổn của hệ thống ngân hàng và của toàn bộ nền kinh tế. Đây là bước cải thiện rất quan trọng về lòng tin của các nhà đầu tư và đặc biệt là của người gửi tiền, tạo nền tảng cốt yếu cho việc thực hiện thành công các bước tiếp theo về cơ cấu hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế theo hướng hội nhập, hiệu quả và ổn định dài hạn.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý; khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng SCB.
(VNF) - Sau tuyên bố áp thuế quan đối ứng của Tổng thống Trump, thị trường tiền tệ toàn cầu đã chịu sức ép đáng kể. Trong đó, tỷ giá USD cũng tăng 'bốc đầu' vượt mốc 26.000 VND/USD.
(VNF) - Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức khai trương MB Cao Bằng tại địa chỉ Số 85-87, phố Kim Đồng, Tổ 12, Phường Hợp Giang, TP.Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, đánh dấu bước chân đầu tiên của ngân hàng tại vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế phía Bắc.
(VNF) - Tính đến ngày 20/3/2025, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 1,98%. Với đà tăng trưởng tích cực này, giới phân tích nhận định, mục tiêu tăng trưởng 16% năm nay là hoàn toàn khả thi.
(VNF) - Với mục tiêu không ngừng mang đến dịch vụ tài chính vượt trội, VPBank đã triển khai tính năng thông báo biến động số dư bằng âm thanh thông qua ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch, giúp các giao dịch trở nên an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
(VNF) - Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank từ 3/4/2025 và giữ chức Bí thư Đảng ủy Agribank nhiệm kỳ 2020-2025.
(VNF) - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - HoSE: HDB) công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, với mục tiêu lợi nhuận vượt 21.000 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2024.
(VNF) - SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
(VNF) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá .
(VNF) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ.
(VNF) - Nhiều ý kiến lo ngại việc Tổng thống Trump áp thuế quan đối ứng lên tới 46% sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng - vốn luôn gắn liền với nhu cầu vốn của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp thuộc khu vực xuất khẩu.
(VNF) - Nam A Bank vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.214 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ. Đây là ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý I năm nay.
(VNF) - BIDV đã chính thức soán ngôi Agribank, trở thành ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam. Trước đó, Agribank luôn duy trì vị trí này trong nhiều năm.
(VNF) - Sau Techcombank, VIB, VPBank và MB, TPBank là ngân hàng tiếp theo gia nhập cuộc chơi tài trợ cho các show ca nhạc khi trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình âm nhạc thực tế "Em xinh say hi".
(VNF) - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - HoSE: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024. Toàn bộ các chỉ tiêu sau kiểm toán không thay đổi so với báo cáo ngân hàng tự lập đã công bố.
(VNF) - Kết thúc quý I/2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HoSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, ngân hàng cho biết cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
(VNF) - Năm nay, bên cạnh kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao nhằm tăng vốn, nhiều ngân hàng dự kiến chi hàng nghìn tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.
(VNF) - VCCI kiến nghị cần xem xét đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, trong khi các chủ thể khác không có quyền tương tự.
(VNF) - Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 5.338 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2024. Đồng thời, 2025 cũng là năm đầu tiên OCB có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt.
(VNF) - Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
(VNF) - Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.
(VNF) - Theo chuyên gia FPT Digital, công nghệ giúp tăng tốc độ xét duyệt, giảm thiểu rủi ro, nhưng bài toán cân bằng giữa tự động hóa và yếu tố con người vẫn là một thách thức lớn đối với các tổ chức tài chính.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý; khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng SCB.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.