Đà tăng tín dụng chậm lại, ngân hàng sẽ dồn lực cho phân khúc bán lẻ trong năm 2019?

Minh Tâm - 12/02/2019 09:41 (GMT+7)

(VNF) - Tăng trưởng tín dụng sẽ duy trì ở mức trung bình trong năm 2019 nhưng vẫn có dư địa cho tín dụng bán lẻ. Tỷ lệ thâm nhập tín dụng hộ gia đình cùng tỷ lệ thâm nhập của tín dụng tiêu dùng thấp là cơ sở quan trọng cho nhận định trên.

VNF
Đà tăng tín dụng chậm lại, ngân hàng sẽ dồn lực cho phân khúc bán lẻ trong năm 2019?

Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định, tăng trưởng tín dụng sẽ duy trì ở mức trung bình trong năm 2019 nhưng vẫn có dư địa cho tín dụng bán lẻ.

Cụ thể, VNDirect kỳ vọng Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng tín dụng 14%-15% trong 2019-2020, dựa trên 3 yếu tố chính.

Thứ nhất, lạm phát của Việt Nam đang tăng trở lại với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới mức 4%. Theo VNDirect, các nhà hoạch định chính sách đã kiểm soát được lạm phát dưới mức 4% do trì hoãn việc tăng giá điện và thuế môi trường, áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng, cũng như được hỗ trợ không nhỏ từ việc giá dầu giảm. Với GDP năm 2018 tăng mạnh vượt mức 7%, các chuyên gia của VNDirect cho rằng việc kiểm soát lạm phát sẽ là ưu tiên chính của chính phủ trong năm 2019.

Thứ hai, nguồn cung tín dụng năm 2019 sẽ hạn chế hơn do các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc tăng hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ mức 200% hiện nay lên 250% trong đầu năm 2019. Bên cạnh đó, quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 45% xuống 40%, có hiệu lực từ đầu năm 2019 cũng sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống.

Thứ ba, VNDirect quan sát thấy các ngân hàng trung ương của khối ASEAN-4 đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2019, trong bối cảnh điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt, bắt nguồn từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất, sự đảo ngược của chương trình nới lỏng định lượng và hệ quả là USD mạnh lên.

Đầu năm 2019, NHNN cũng đã đưa ra thông điệp tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 14%. Năm 2018, mục tiêu tăng trưởng tín dụng hồi đầu năm là 17% và các ngân hàng được giao giới hạn tăng trưởng tín dụng (room tăng trưởng tín dụng) là 15%, vì vậy, nhiều khả năng room tăng trưởng tín dụng năm 2019 sẽ thấp hơn năm 2018.

VNDirect đánh giá, một thay đổi tích cực so với chu kỳ bùng nổ tín dụng trước đây là nhu cầu tín dụng hiện nay được thúc đẩy bởi các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), trong khi đó trước đây, các khoản tín dụng mới chủ yếu là cho vay bất động sản và doanh nghiệp quốc doanh (SOE). Tỷ trọng cho vay SOE trong tổng tín dụng giảm đáng kể xuống còn 11% trong năm 2017 từ mức 25-26% trong giai đoạn 2011-2013.

"Chúng tôi cho rằng điều này một phần được hỗ trợ bởi quá trình tư nhân hóa với nhiều doanh nghiệp quốc doanh cổ phần hóa và hiện được xếp vào nhóm doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh của mảng cho vay cá nhân là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng chung và dẫn tới thay đổi cơ cấu cho vay toàn hệ thống", VNDirect cho hay.

Ngân hàng bán lẻ (bao gồm cho vay cá nhân và SME) bắt đầu phát triển tại Việt Nam từ năm 2015 và trong giai đoạn đầu của cách mạng ngân hàng bán lẻ, các ngân hàng đã và đang tạo sự khác biệt riêng bằng cách ra mắt các sản phẩm tinh vi hơn như công cụ quản lý tiền mặt và thanh khoản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các sản phẩm quản lý tài sản bao gồm một số loại tài sản mới. VNDirect cho rằng trong tương lai gần, các ngân hàng sẽ có cơ hội bán chéo nhiều sản phẩm thu phí hơn như bancassurance và thẻ tín dụng đến tập khách hàng bán lẻ hiện tại.

"Chúng tôi nhận thấy vẫn còn dư địa để các ngân hàng mở rộng trong phân khúc cho vay doanh nghiệp tư nhân và cho vay tiêu dùng. Đối với cho vay tiêu dùng, chúng tôi ước tính tỷ lệ thâm nhập của tín dụng hộ gia đình của Việt Nam đạt khoảng 44,7% GDP vào tháng 12/2017, khá thấp so với các nước khác như Thái Lan (78%) hay Malaysia (84%), trong khi các nước này có tỷ lệ thâm nhập tín dụng tương tự với Việt Nam (lần lượt là 165% và 124%). Đối với phân khúc doanh nghiệp tư nhân, số doanh nghiệp mới tăng 16% so với cùng kỳ trong năm 2018 trong khi số doanh nghiệp đóng cửa giảm 5% so với cùng kỳ", theo ý kiến của các chuyên gia VNDirect.

Tuy nhiên, nhân tố quyết định trong cuộc đua ngân hàng bán lẻ là dịch vụ và bán hàng tập trung vào khách hàng. Vì vậy, khả năng phân phối và bán hàng đóng vai trò quan trọng để các ngân hàng vươn lên dẫn đầu trong phân khúc tăng trưởng nhanh này. Do đó, theo quan điểm của VNDirect, các ngân hàng với mạng lưới chi nhánh và tập khách hàng lớn hơn sẽ có ưu thế hơn.

Ngành tài chính tiêu dùng liệu còn hấp dẫn?

Lĩnh vực tài chính tiêu dùng đã tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2012-2017 với dư nợ tăng trưởng kép 44,8%. Mức tăng trưởng này được hỗ trợ bởi nhân khẩu học thuận lợi, tỷ lệ đô thị hóa gia tăng, thu nhập cải thiện và mức độ sở hữu nhà, xe và đồ gia dụng cao hơn.

Tuy nhiên, ngành tài chính tiêu dùng bắt đầu hạ nhiệt nửa đầu năm 2018 do sự quản lý chặt chẽ hơn của NHNN trong hoạt động tài chính tiêu dùng. Trong tháng 4/2018, NHNN yêu cầu các công ty tài chính tiêu dùng rà soát lại các quy trình nội bộ để đảm bảo nhân viên tuân thủ đúng quy trình và cải thiện chất lượng tuyển dụng cũng như đánh giá nhân viên. Các quy định về đánh giá quy trình và kiểm soát chất lượng nhân viên nghiêm ngặt đã làm tăng chi phí hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng và kìm hãm tăng trưởng tín dụng.

VNDirect cho rằng thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam chỉ mới trong giai đoạn đầu với danh mục sản phẩm kém đa dạng và tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng thấp cho thấy còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Vì vậy, lĩnh vực tài chính tiêu dùng vẫn còn dư địa để cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) ngay cả khi lãi suất cho vay bị kiểm soát chặt hơn trong tương lai.

Trước hết, ngành tài chính tiêu dùng đang hỗ trợ cho việc tăng chi tiêu vào nhà ở, xe và đồ gia dụng, từ đó thúc đẩy tiêu thụ và do đó có ảnh hưởng cấp số nhân đến nền kinh tế. Do tài chính tiêu dùng cải thiện việc tiếp cận tín dụng và thúc đẩy tiêu dùng của tầng lớp có thu nhập thấp và trung bình, theo VNDirect, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ tiếp tục xem đây là công cụ để hỗ trợ chương trình phát triển của Chính phủ.

Thứ hai, cho vay tiêu dùng tại Việt Nam chiếm 17% tổng dư nợ vào cuối năm 2017, trong đó các công ty tài chính chỉ chiếm 8% (tỷ lệ này là 34% tại nhóm ASEAN-5 và 20% tại Trung Quốc). Tỷ lệ thâm nhập của tín dụng tiêu dùng Việt Nam ước tính chỉ 22%, thấp hơn các nước trong khu vực.

"Chúng tôi tin rằng thị trường tài chính tiêu dùng vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng từ tỷ lệ thâm nhập thấp hiện tại", VNDirect nêu quan điểm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

(VNF) - Bà Nguyễn Thị Diệu Phương vợ của Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn và ông Trương Thái Sơn, em trai ông Tuấn bất ngờ muốn rút khỏi HĐQT doanh nghiệp này.

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2024 khá tích cực với doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng đáng kể.

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

(VNF) - TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance mới đây đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn việc thực thi một dự luật được Washington thông qua vào tháng trước nhằm buộc chủ sở hữu ứng dụng này phải thoái vốn hoặc phải đối mặt với việc bị cấm.

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

(VNF) - Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận “nền kinh tế thị trường" cho Việt Nam hay không, theo Reuters.

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.

Địa điểm xây 3 hầm chui xuyên qua Vành đai 3 - Hà Nội

Địa điểm xây 3 hầm chui xuyên qua Vành đai 3 - Hà Nội

(VNF) - Hà Nội sẽ đầu tư 3 hầm chui qua đường Vành đai 3 với tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng. Ba hầm chui này nằm gần nhau cùng trên 1 đoạn đường Vành đại 2 dài tầm 2 km.

Khu rừng 'đẹp như tranh' dự kiến xây công viên nghĩa trang 3.865 tỷ đồng

Khu rừng 'đẹp như tranh' dự kiến xây công viên nghĩa trang 3.865 tỷ đồng

Dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích 150ha, tổng mức đầu tư trên 3.865 tỷ

Siết chặt thu thuế với cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng

Siết chặt thu thuế với cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng

(VNF) - Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn đối với thu nhập nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.

VN-Index rướn lên mốc 1.250 điểm, cơ hội mua trôi qua nhanh

VN-Index rướn lên mốc 1.250 điểm, cơ hội mua trôi qua nhanh

(VNF) - Sau phiên điều chỉnh bất thành, có thể thấy đà đi lên của VN-Index khá vững, nhất là khi thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE dâng cao.

Chi phí lãi vay phải trả của CIC Group cao đột biến trong quý I/2024

Chi phí lãi vay phải trả của CIC Group cao đột biến trong quý I/2024

(VNF) - Trong quý I/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, HoSE: CKG) đã chi trả tới 121 tỷ đồng chi phí lãi vay, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong quý này, dòng tiền thu về từ đi vay của công ty tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ.