Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là gì? Sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Minh Anh - 02/07/2018 12:37 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là gì? Sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

VNF
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm 1967, hiện đang có 10 thành viên.

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là gì?

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations - ASEAN) được thành lập vào năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, hiện nay bao gồm 10 nước khu vực Đông Nam Á. Mục đích chung của nó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và văn hóa ở khu vực Đông Nam Á. Hoạt động của hiệp hội ngày càng được mở rộng và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa trong khu vực. 

10 thành viên của ASEAN bao gồm: Indonesia, Malaysia, Lào, Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Cambodia, Brunei, Phillipines, Myanmar.

Sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt:AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Dù được gọi với cái tên “Cộng đồng kinh tế” nhưng AEC thực chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng châu Âu (EC) bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những điều lệ, quy định có tính chất ràng buộc cao và rõ ràng như EC. AEC thực chất là cái đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu:

Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung

Một khu vực kinh tế cạnh tranh

Phát triển kinh tế cân bằng

Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

Có thể nói, AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay một Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này. 

Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các nước ASEAN, có thể kể đến một số hiệp định quan trọng như:

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS)

Hiệp định về Di chuyển thể nhân trong ASEAN (MNP)

Các Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về một số lĩnh vực dịch vụ

Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA)

Ngoài ra, việc thực hiện hóa AEC vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực hiện theo lộ trình các Hiệp định, Thỏa thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có).

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

(VNF) - Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng (TCTD), tránh trường hợp TCTD tăng vốn khi công ty con, công ty liên kết đang hoạt động kém hiệu quả, cơ quan quản lý yêu cầu TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(VNF) - Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

(VNF) - Chủ tịch Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh việc SHS tăng vốn là để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đầu tư vào năm 2030. Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng đạt lợi nhuận khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng vào năm 2025, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt.

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

(VNF) - Ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5, thay thế cho cựu Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã nắm giữ chức vụ này trong vòng 20 năm.

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

(VNF) - Năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022.

 '148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

'148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

(VNF) - Theo Chủ tịch HoREA, trong năm 2024, thị trường bất động sản TP. HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”.

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

(VNF) - Trong nhiều thập kỷ, các công ty phương Tây đã kiếm bộn tiền nhờ đặt cược vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, kinh tế suy thoái và cuộc chiến giá cả nổ ra đã khiến những vụ đặt cược trở nên mạo hiểm hơn bao giờ hết.