Những ‘tay chơi’ mới trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Thụy Khanh - 01/03/2017 16:32 (GMT+7)

(VNF) – Sau những Vingroup, Sun Group, C.E.O Group, FLC… làng bất động sản nghỉ dưỡng đang chứng kiến sự tham gia của không ít "tay chơi" mới, từ những đại gia cao cấp cho đến đơn vị chỉ chuyên làm nhà ở xã hội.

"Tay chơi" nổi bật đầu tiên có lẽ phải kể đến Novaland. Đại gia của làng địa ốc Sài Gòn hồi đầu năm 2016 đã rót 35 triệu USD đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp Nova Phù Sa tại Cồn Ấu, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ.

Dự án có tổng diện tích 130 ha. Trong đó, riêng hạng mục resort và khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Cồn Ấu có diện tích gần 20 ha, quy mô 60 phòng nghỉ cao cấp, 47 căn biệt thự cùng với hàng chục công trình khác. Novaland dự kiến sẽ hoàn thành khu nghỉ dưỡng vào tháng 6 năm nay.

Sau bước đi mang tính chất mở đường này, Novaland đã mạnh bạo hơn khi tiến vào thị trường nghỉ dưỡng. Quý III năm ngoái, tập đoàn này đã mua lại dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (hay còn được biết đến với cái tên D – City) từ tay nhà đầu tư Hàn Quốc Daewon Cantavil, qua đó chính thức đặt chân vào thị trường nghỉ dưỡng Đà Nẵng.

Những ‘tay chơi’ mới trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ảnh 1

Dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước của Daewon Canvital đã về tay Novaland

D – City dự án lớn thứ 5 của Deawoo tại Việt Nam và là dự án FDI lớn nhất Đà Nẵng khi đó, có quy mô 180ha với mức đầu tư 250 triệu USD. Dự án có đẩy đủ các hạng mục của một khu đô thị cao cấp ven biển như các khu resort, sân golf 18 lỗ rộng 80 ha, khách sạn cao tầng, căn hộ cao cấp (40 ha), chung cư 33 tầng với 8.500 căn hộ, trường học quốc tế và câu lạc bộ biển…

Theo kế hoạch đã được phê duyệt, nhà đầu tư Hàn Quốc dự kiến sẽ triển khai D - City trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, khó khăn trong huy động vốn đã khiến cho trong suốt quãng thời gian ấy, Daewon chỉ làm được việc duy nhất là san nền. Sau 1 thập kỷ sa lầy, nhà đầu tư này đã quyết định rút lui.

Theo ông Phan Thành Huy, Tổng giám đốc tập đoàn Novaland, sau khi mua lại dự án này, Novaland sẽ cùng Công ty Bắc Nam 79 cùng nhau phát triển. Trước mắt, hai bên sẽ điều chỉnh lại quy hoạch dự án cho phù hợp với thực tế và nhu cầu thị trường hiện nay.

Dù không công bố kế hoạch điều chỉnh chi tiết cũng như mức vốn đầu tư, nhưng Novaland cho biết sẽ dành ưu tiên cho hạng mục nhà thấp tầng như biệt thự, nhà phố và chức năng nghỉ dưỡng chứ không tập trung vào nhà ở cao tầng. Dự kiến đến năm 2019, siêu dự án này sẽ được hoàn thành.

Cùng với Novaland, một ông lớn địa ốc Sài Gòn khác là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh cũng đang bước chân vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hưng Thịnh cho biết đơn vị đang có kế hoạch cung cấp ra thị trường 2017 trên 5.500 căn hộ ở, 1.000 nền đất, 250 biệt thự biển và 1.000 căn hộ du lịch.

2017 cũng sẽ là năm đánh dấu Hưng Thịnh tham gia vào phân khúc khách sạn và du lịch. Theo đó, Hưng Thịnh sẽ khai thác 200 phòng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao và triển khai xây dựng chuỗi khách sạn, resort từ 3 đến 4 sao tại các dự án trên cả nước.

Hiện Hưng Thịnh đang chào bán rầm rộ dự án Sentora Villa quy mô 16 ha tại Phan Thiết, đồng thời thực hiện những bước cuối cùng trong thương vụ mua lại một dự án khác tại Cam Ranh - nơi trước kia công ty đã đầu tư dự án Golden Bay rộng 79 ha.

Những ‘tay chơi’ mới trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ảnh 2

Dự án Sentora Villa của Hưng Thịnh đang được chào bán tại Phan Thiết

"Người đồng hương" của Hưng Thịnh là Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Phúc Khang, sau thành công với một loạt dự án đất nền tại Long An, Đồng Nai, cũng đang tiến vào phân khúc nghỉ dưỡng tại Bình Thuận.

Vietnam Square – Mũi Né – Phan Thiết hiện đang là một trong dự án đáng chú ý nhất của Phúc Khang. Dự án gồm các hang mục shophouse, trung tâm thương mại, triển lãm và tổ hợp khách sạn condotel, quy mô hơn 500 phòng.

Song tại Phan Thiết không chỉ có mỗi Phúc Khang. Hiện diện tại đây còn một cái tên khá bất ngờ khác: Công ty Cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân.

"Chuyên gia" nhà ở xã hội này hiện đang lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho dự án Trung tâm Dịch vụ Du lịch Hàm Tiến – Mũi Né theo hướng hình thành Khu phức hợp Thương mại - Dịch vụ - Thể thao - Văn hóa - Đào tạo - Tài chính.

Dự án có quy mô 198 ha, dự kiến được chia ra thành 3 khu chức năng. Trong đó, khu 1 cải tạo khu dân cư hiện hữu kết hợp với phố đi bộ ven biển thơ mộng. Khu 2 là phức hợp dịch vụ du lịch, tài chính, giáo dục, thể thao phục vụ khách du lịch. Và khu 3 là khu du lịch biển sinh thái bậc nhất tại Bình Thuận cũng như vùng duyên hải du lịch biển miền Trung. Được biết tổng giá trị đầu tư của dự án rơi vào khoảng 200 triệu USD.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dâp đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dâp đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.