Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Agribank đang rao bán khoản nợ của Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) với giá khởi điểm 1.036 tỷ đồng.
Khoản nợ của REVN tại Agribank tạm tính đến 31/12/2023 là 1.209 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc hơn 728,7 tỷ đồng, dư nợ lãi trên 466,6 tỷ đồng, phí bảo lãnh chưa trả 14 tỷ đồng. Khoản nợ được hình thành từ các hợp đồng vay vốn ký kết giữa hai bên vào tháng 2/2008 và tháng 9/2014.
Đây là lần thứ ba Agribank rao bán khoản nợ của REVN. Trong lần rao bán đầu tiên vào tháng 1/2024, giá khởi điểm của khoản nợ là 1.209 tỷ đồng. Như vậy, mức giá khởi điểm đã giảm 173 tỷ đồng chỉ sau hai tháng.
Khoản nợ này được đảm bảo bằng các tài sản theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, bao gồm toàn bộ Nhà máy Phong điện 1 - Bình Thuận thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình Phong Điện 1 - Bình Thuận.
Phong Điện 1 - Bình Thuận là nhà máy điện gió đầu tiên tại Việt Nam, do REVN đầu tư với tổng vốn 2.000 tỷ đồng, gồm hai giai đoạn (80 tuabin). Dự án này đã hoàn thành ở giai đoạn 1, gồm 20 tuabin gió tổng công suất 30 MW, phát điện từ năm 2009. Song dự án giai đoạn 2 không kịp hoàn thành phát điện trước hạn tháng 11/2021 để hưởng cơ chế giá ưu đãi (FIT).
Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là hơn 800 tỷ đồng. Mỗi năm, Nhà máy Phong điện 1 - Bình Thuận cung cấp sản lượng điện khoảng 85 triệu kWh.
REVN được thành lập năm 2006, do ông Phạm Văn Minh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc. Ông Minh còn là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng - Kinh doanh đô thị (UBI) - doanh nghiệp đang có khoản nợ xấu 1.650 tỷ đồng tại Agribank.
Tài sản thế chấp cho khoản nợ trên của UBI bao gồm toàn bộ dây chuyền sản xuất của Nhà máy sản xuất turbine Việt Nam - giai đoạn 1, tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Như vậy, chỉ hai khoản nợ xấu của nhóm doanh nghiệp thuộc sở hữu của ông Phạm Văn Minh tại Agribank đã lên đến 2.850 tỷ đồng.
Ngoài ra, Agribank cũng đang rao bán tài sản bảo đảm cho khoản vay của CTCP Phát triển Năng lượng Lộc Phát, doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM với giá khởi điểm là 22,15 tỷ đồng. Tài sản được rao bán là hai quyền sử dụng đất, với tổng diện tích hơn 15.000m2 tại xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Một đại gia trong lĩnh vực năng lượng khác cũng rơi vào tình trạng nợ xấu là CTCP Năng lượng Tân Thượng.
Mới đây, BIDV thông báo lựa chọn đơn vị thẩm định giá tài sản đối với khoản nợ trên. Tạm tính đến ngày 23/4, dư nợ đối với khoản nợ BIDV yêu cầu định giá là 558,754 tỷ đồng (dư nợ gốc: 350,392 tỷ đồng; dư nợ lãi: 208,362 tỷ đồng) và khoản phí phát hành L/C chưa trả số tiền 22.129 USD.
Tài sản bảo đảm khoản nợ gồm toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư (bao gồm vốn vay và vốn tự có) là tài sản thuộc dự án Nhà máy thuỷ điện Tân Thượng, thuộc địa phận xã Tân Lâm, huyện Di Linh và xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng do Công ty CP năng lượng Tân Thượng làm chủ đầu tư.
Khoản nợ trên từng được BIDV rao bán lần đầu vào cuối năm 2021, giá khởi điểm 458 tỷ đồng. Đến cuối năm 2022, ngân hàng đã giảm giá khoản nợ này xuống chỉ còn hơn 325 tỷ đồng, tức giảm 133 tỷ đồng so với lần đấu giá thứ nhất nhưng vẫn không có người mua.
Dự án thủy điện Tân Thượng có công suất là 27 MW với sản lượng điện 108 triệu KWh/năm do CTCP Năng Lượng Tân Thượng làm chủ đầu tư và CTCP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà 9 (thuộc Tổng công ty Sông Đà) làm nhà thầu chính.
Dự án này từng được CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã: DLG) giới thiệu là chủ đầu tư. Lý do là DLG từng nắm giữ tới 88% trong tổng số 155 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty Tân Thượng.
Tuy nhiên, đến năm 2021, Đức Long Gia Lai bất ngờ quyết định thoái toàn bộ cổ phần tại CTCP Năng lượng Tân Thượng. Báo cáo tài chính năm 2022 của Đức Long Gia Lai cũng không còn hợp nhất kết quả kinh doanh của Tân Thượng.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.