Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo văn bản trên, về tính hợp pháp, hợp lý của Thông tư 41/2015/TT-BGTVT và 21/2017/TT-BGTVT, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã có ý kiến chính thức báo cáo Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Phó Thủ tướng khẳng định các văn bản này đều hợp pháp.
Về công tác cấp bằng và chấp nhận chuyển đổi nhà khai thác, Cục Hàng không cho biết theo quy định của Điều 14.169 Phụ lục của thông tư Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT, người khai thác tàu bay, nhân viên hàng không trình độ cao (người lái tàu bay) phải đáp ứng một số yêu cầu.
Một là đã chấm dứt hợp đồng lao động và thực đầy đủ các nghĩa vụ (nếu có) đối với người khai thác tàu bay hiện tại theo quy định. Hai là có hợp đồng lao động với người khai thác tàu bay mới.
Ngoài ra, để được chuyển đổi nhà khai thác, người lái tàu bay phải được người khai thác tàu bay mới huấn luyện đầy đủ các khóa học ban đầu của nhà khai thác theo quy định của Chương C, D Phần 14 Bộ QCATHK (Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay) và trình đầy đủ hồ sơ huấn luyện nhà khai thác đến Cục Hàng không.
"Như vậy, một phi công muốn chuyển đổi nhà khai thác tàu bay phải cung cấp đủ bộ hồ sơ bao gồm hồ sơ chấm dứt hợp đồng lao động với người khai thác tàu bay cũ, hợp đồng lao động mới và hồ sơ huấn luyện chuyển đổi nhà khai thác", Cục Hàng không cho biết.
Về chi phí bồi hoàn bị cho là vô lý, Cục Hàng không cho hay đối với các điều kiện chấm dứt hợp đồng, các hãng hàng không nói riêng và các tổ chức nói chung có hợp đồng lao động quy định trách nhiệm dân sự giữa cá nhân và tổ chức.
Cục Hàng không Việt Nam cũng khẳng định đơn vị này hiện đang thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nội dung chuyến đổi nhà khai thác và không có thẩm quyền can thiệp việc thực hiện hợp đồng dân sự về trách nhiệm bồi hoàn huấn luyện đào tạo của các phi công và hãng hàng không.
Trước đó, như VietnamFinance đã thông tin, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sĩ Cương đã chỉ ra thời hạn khi nghỉ việc và bồi hoàn chí phí của phi công VietNam Airlines (VNA) có nhiều bất cập. Theo ông Cương, nếu theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động có quyền nghỉ việc và báo trước 45 ngày. Tuy nhiên, tại Thông tư 41/2015/TT-BGTVT ngày 12/8/2015 về việc chấp dứt lao động có ghi: “Nhân viên hàng không trình độ cao có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay 120 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng...”. Tuy nhiên, điều đáng nói là quy định nói trên đã bãi bỏ theo Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (điều 2). Như vậy, việc giữ lại quy định 120 ngày của Vietnam Airlines và việc Cục hàng không Việt Nam không cấp bằng cho phi công vì chưa chấm dứt hợp đồng là chưa hợp lý. Ngoài ra, Vietnam Airlines còn yêu cầu thực hiện bồi hoàn 2 nội dung: Chi phí đào tạo và chi phí phá vỡ hợp đồng. Mức bồi hoàn tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thể. Như vậy, phi công phải chịu 120 ngày báo trước và chi phí phá vỡ hợp đồng là chưa hợp lý. “Thiết nghĩ, nghề phi công là một nghề đặc biệt nên cần có quy định sao cho phù hợp là cần thiết. Tuy nhiên, việc đặt ra các quy định trái với Bộ luật Lao động cần được xem xét lại. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho ý kiến giải quyết”, ông Cương kiến nghị. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.