Tăng trưởng cao hay thấp phụ thuộc cải cách mạnh hay yếu

Khánh An - 10/04/2018 09:34 (GMT+7)

"Quyết tâm cải cách của Chính phủ, doanh nghiệp đang tạo nên cả tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế", ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định.

VNF
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

- Nhìn lại tăng trưởng GDP quý I với mức tăng 7,38% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong quý I của 10 năm trở lại đây, ông có ý kiến gì?

Đã có nhiều phân tích. Kinh tế thế giới phục hồi, dù có những dấu hiệu của cuộc chiến tranh thương mại. Trong nước, các chỉ số kinh tế vĩ mô được cải thiện, thị trường thuận lợi, môi trường kinh doanh, tín nhiệm của Việt Nam gia tăng mạnh trên các bảng xếp hạng…

Nhưng theo tôi, cơ sở để GDP quý I/2018 tăng cao và để tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì xu hướng này trong thời gian tới là những cải thiện ở phần cung của nền kinh tế mà Chính phủ, doanh nghiệp, người dân đã đạt được trong thời gian qua.

Đây là sự khác biệt so với những giai đoạn tăng trưởng nhờ chính sách kích cầu.

- Cụ thể những cải thiện đó là gì, thưa ông?

Cải cách trong nước đã tạo ra hiệu ứng rất rõ rệt. Quyền tự do kinh doanh của người dân, của doanh nghiệp tốt hơn. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hơn, theo nghĩa là mọi việc gia nhập thị trường nhanh hơn, ít tốn kém hơn, hoạt động kinh doanh chi phí giảm đi… Niềm tin của doanh nghiệp và thị trường tăng lên, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng kinh doanh hơn, lợi nhuận nhiều hơn…

Các hiệu ứng trên tạo nên hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, nghĩa là những thay đổi trong nền kinh tế mang tính nền tảng, làm cơ sở để tốc độ tăng trưởng GDP hồi phục, tăng mạnh.

Nhìn lại giai đoạn 2001-2005, kinh tế Việt Nam có nhiều đặc điểm khá tương đồng với hiện tại. Nền kinh tế cũng không có các điều kiện nổi trội đặc biệt, ngoài nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 1999, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh và cơ hội mới của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vào năm 2001.

Thời điểm đó, cả nền kinh tế háo hức vào cuộc với tinh thần kinh doanh mới, cơ hội kinh doanh mới. Năm 2000, có 14.453 doanh nghiệp thành lập mới, đến năm 2002 là 21.668 và năm 2005 là 39.958 doanh nghiệp. Đây cũng là giai đoạn không khí cắt giảm điều kiện kinh doanh, mở thị trường cho doanh nghiệp tư nhân lên cao.

Hiệu ứng tích cực thể hiện ngay ở tốc độ tăng trưởng những năm sau. Năm 2001, GDP tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79%; năm 2005 tăng 8,44%...

Năm nay, các điều kiện diễn ra tương tự, nhưng quy mô rộng hơn. Khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lớn hơn, nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn có đóng góp lớn vào hiệu quả tăng trưởng kinh tế.

Nỗ lực cải cách của Chính phủ lớn hơn, tác động ở diện rộng, cả từ hệ thống pháp luật đến cơ chế thực thi. Kỷ luật hành chính được đẩy cao. Sự chuyển dịch trong nền kinh tế bắt đầu rõ nét, nhất là trong nông nghiệp, công nghiệp của khu vực tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước đã có biến động tích cực do áp lực tái cơ cấu, cổ phần hóa.

Đây là cơ sở để không có lý gì băn khoăn về tốc độ tăng trưởng quý I, cũng như xu hướng tiếp tục tăng vào các quý tiếp sau. Hơn thế, tăng tưởng cao hơn của nền kinh tế đang đi cùng với sự cải thiện về chất lượng.

- Không ít chuyên gia lo ngại khả năng tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế vào các quý sau, khi một số động lực tăng trưởng ở khu vực FDI có thể chưa có thêm nguồn lực mới?

Chúng ta phải sòng phẳng với những đóng góp của các động lực tăng trưởng trong nền kinh tế, phải nhìn thấy sự nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp, người dân, chứ không chỉ trông vào khu vực FDI. Tại sao tính tăng trưởng không nhìn vào những động lực mang tính nền tảng là sự cải thiện của môi trường kinh doanh, là sự lớn mạnh hơn, hiệu quả hơn của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước…

Trong lúc này, động lực của tăng trưởng là nhờ cải cách. Tốc độ tăng trưởng thế nào sẽ phụ thuộc vào tốc độ và chất lượng cải cách tiếp theo. Tôi nhìn thấy xu hướng tăng, chứ không thấy khó khăn trong tăng trưởng GDP của năm nay. Bởi vì với những quyết tâm cải cách liên tục trong 2 năm vừa qua, tôi tin Chính phủ sẽ thúc đẩy cải cách mạnh hơn nữa, kỷ luật hành chính nghiêm khắc hơn để đảm bảo các mục tiêu cải cách được thực thi.

- Năm nay, mục tiêu cải cách lớn, rộng, ví như riêng yêu cầu cắt giảm điều kiện kinh doanh sẽ tác động tới cả hệ thống quy định pháp luật cũng như hành vi ứng xử trong quản lý nhà nước với doanh nghiệp. Nhưng cũng đang có những bước đi chậm lại, thưa ông?

Thực tế có tình trạng hình thức, đối phó trong thực hiện yêu cầu trên của Chính phủ. Chúng tôi phát hiện khi làm việc với các bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện các Nghị quyết 19 về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc để thúc đẩy mạnh mẽ.

Đây là việc cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn, để đảm bảo cắt giảm điều kiện kinh doanh là cắt giảm thực sự, cắt đúng như Thủ tướng nói, thay đổi cách làm việc. Tương tự như vậy với kiểm tra chuyên ngành, cải tiến thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, cũng như cải cách, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước…

Đó là những động lực tạo ra tăng trưởng những quý tới, những năm tới, chứ không phải là tăng trưởng tín dụng, tăng đầu tư… Hơn thế, nền kinh tế đã có bài học lớn từ các chính sách kích cầu, tăng trưởng nóng giai đoạn 2008-2011, nên cả Chính phủ, doanh nghiệp đều hiểu rõ yêu cầu kiểm soát tín dụng chất lượng hơn, kiểm soát kinh tế vĩ mô chặt chẽ hơn, kiểm soát chất lượng các khoản đầu tư…

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

(VNF) - AstraZeneca đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới, động thái diễn ra sau khi hãng thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp gây đông máu của loại vaccine này.

 Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

(VNF) - Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án 11.700 tỷ đồng

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

(VNF) - Doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1.250 tỷ NDT (17,6 tỷ USD) vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại tăng vọt. Tuy nhiên, quyết định tăng giá vé tới 20% của công ty này mới đây đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân trong nước.

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi 12 quý liên tiếp, đang từng bước tái cơ cấu tài chính, vừa mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu.

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

(VNF) - Ngay sau khi Bắc Giang mở hồ sơ thực hiện, Dự án Khu đô thị số 15 và dải cây xanh mặt nước thuộc Quy hoạch phân khu số 2, TP. Bắc Giang, có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký.

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

(VNF) - Lũy kế 4 tháng đầu năm, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Google, TikTok, Netflix,... đã nộp gần 4.000 tỷ đồng tiền thuế cho Việt Nam.