Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
2017 chắc chắn là một trong những năm đáng nhớ nhất trong sự nghiệp chính trị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, hơn cả năm 2016 – năm đầu tiên ông nhậm chức Thống đốc. Dấu ấn trong chính sách và bản lĩnh trong điều hành là những điều đọng lại xuyên suốt.
Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV diễn ra giữa năm 2017, vị thống đốc trẻ tuổi quyết định công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 10,08%, tương đương với trên 550.000 tỷ đồng nợ xấu, bao gồm cả nợ xấu sổ sách, nợ xấu tại VAMC và nợ xấu tiềm ẩn. Nếu so với ngưỡng an toàn 3% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra với các ngân hàng thương mại thì con số trên là rất lớn.
Thừa nhận tỷ lệ nợ xấu lớn như vậy – điều hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của người đứng đầu ngành ngân hàng – phần nào phác họa yếu tố "bản lĩnh trong điều hành" của Thống đốc Hưng năm qua. Và ông Hưng cũng kịp để lại dấu ấn ngay trong năm khi đưa tỷ lệ nợ xấu trên về mức 7,91% tại thời điểm cuối năm 2017, nghĩa là giảm tới 2,17 điểm% chỉ sau 9 tháng.
Thành quả trên tuy không nhỏ, nhưng hành trình còn rất dài để đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%.
Vướng mắc trong xử lý nợ xấu, như nhiều năm qua vẫn nói "ra rả" là do thiếu "cơ chế, cơ chế và cơ chế" thì năm 2017, vấn đề cơ chế đã được giải quyết từ "ngọn" đến "gốc".
Về "ngọn", năm qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu. Dù hiệu lực thực thi chỉ 5 năm, lại bị giới hạn phạm vi khi chỉ áp dụng với nợ xấu phát sinh trước ngày 15/8/2017, cũng như bị bó hẹp bởi nguyên tắc không sử dụng ngân sách nhà nước, Nghị quyết 42 vẫn tạo bước ngoặt mang tính nền tảng, lấp đầy nhiều khoảng trống "mênh mông" trong tiến trình xử lý nợ xấu trước đây, trong đó, cơ bản nhất là 2 "khoảng trống": quyền thu giữ tài sản bảo đảm và cơ chế giúp hình thành thị trường mua bán nợ thực sự.
Cụ thể hơn, tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được phép thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định trong trường hợp bên giữ tài sản bảo đảm không bàn giao. Đồng thời, được bán nợ xấu, tài sản bảo đảm với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ; đối tượng mua bao gồm cả pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh, mua bán nợ.
Về "gốc", năm qua, Quốc hội cũng đã chính thức thông qua Luật các TCTD sửa đổi với nhiều quy định mới nhằm xử lý dứt điểm hơn cũng như giảm thiểu nguy cơ nợ xấu "từ trong trứng".
Điểm nhấn trong luật sửa đổi lần này là quy định rõ ràng về trình tự ứng phó và xử lý nợ xấu với 5 phương án cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt, bao gồm: phương án phục hồi; phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; phương án giải thể; phương án chuyển giao bắt buộc và phương án phá sản.
"Phá sản ngân hàng là biện pháp cuối cùng" là thông điệp xuyên suốt của Thống đốc khi nói đến vấn đề "nhạy cảm" này, bởi ngân sách sẽ không chắc chắn chi toàn bộ tiền trả người dân khi phá sản ngân hàng mà "mức chi trả sẽ tùy thuộc vào nguồn lực nhà nước theo từng thời kỳ", còn mức bồi thường từ bảo hiểm tiền gửi vẫn chỉ ở mức rất thấp: 75 triệu đồng.
Ngoài 5 phương án cơ cấu lại, một điểm nhấn khác trong luật các TCTD sửa đổi là việc bổ sung quy định về áp dụng can thiệp sớm đối với các TCTD ngay cả khi các tổ chức này chưa lâm vào diện kiểm soát đặc biệt mà mới chỉ dừng ở mức "nguy cơ".
Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung quy định cấm lãnh đạo ngân hàng kiêm nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp. Dù còn những tranh cãi về hiệu quả thực tế của quy định này nhưng xét trên khía cạnh quản lý, đây là thông điệp mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề hạn chế sở hữu chéo và thao túng ngân hàng.
Giảm lãi suất năm qua cũng là thành tựu rất lớn của Thống đốc Lê Minh Hưng, ngay trong bối cảnh nợ xấu vẫn còn khá phức tạp. Sau đợt giảm lãi suất hồi tháng 7/2017, cuối năm Đinh Dậu (đầu năm 2018) vừa qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo giảm thêm lãi suất và các ngân hàng cũng gần như hưởng ứng ngay. Mức giảm hai đợt lên đến khoảng 1%/năm với lãi suất cho vay.
Diễn biến tỷ giá tiếp tục ổn định, dự trữ ngoại hối lên cao kỷ lục gần 60 tỷ USD cũng là những dấu ấn đáng ghi nhận của Thống đốc Hưng năm qua.
Sinh năm Canh Tuất 1970, Thống đốc Lê Minh Hưng không theo nghiệp binh của cha mà ngay từ đầu đã theo ngành tài chính ngân hàng. Những thành quả mà vị thống đốc trẻ nhất lịch sử ngành ngân hàng này đạt được trong năm Đinh Dậu 2017 không phải ngẫu nhiên, mà là những điều mà ông đã gắn bó trong suốt quãng thời gian công tác tại Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là giai đoạn từ 10/2011 - 10/2014 – giai đoạn ông giữ cương vị Phó Thống đốc.
Thông tư 02 về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ban hành tháng 1/2013, thành lập VAMC tháng 6/2013, bình ổn thị trường vàng với Nghị định 24 ban hành tháng 4/2012, dự trữ ngoại hối nhảy vọt từ 14 tỷ USD năm 2011 lên 34,5 tỷ USD năm 2013… là những dấu ấn chung của ngành ngân hàng trong thời kỳ ông Lê Minh Hưng làm Phó Thống đốc.
Là người phát ngôn của Ngân hàng Nhà nước suốt thời kỳ đó nên không lạ khi Thống đốc Hưng ứng biến bình tĩnh, nhanh chóng, trả lời rõ ràng, chính xác trong lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội vào tháng 11/2017.
Tiếp nối những dấu ấn trong chính sách và bản lĩnh trong điều hành của năm Đinh Dậu 2017, năm Mậu Tuất 2018 được kỳ vọng sẽ tiếp tục là một năm thành công với Thống đốc Hưng trên nhiều khía cạnh, từ xử lý nợ xấu, ổn định tiền đồng đến duy trì tăng trưởng tín dụng hợp lý, gia tăng dự trữ ngoại hối.
Cuối năm 2018, Quốc hội sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với lãnh đạo cao cấp, trong đó có Thống đốc Hưng. Với thành quả kể từ khi nhậm chức, đặc biệt là trong năm 2017, cùng kỳ vọng thành công năm 2018, đợt lấy phiếu tín nhiệm lần này sẽ là sự ghi nhận chính thức đáng nhớ từ những vị đại biểu của người dân với Thống đốc Lê Minh Hưng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.