'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh không hề đơn giản vì không phải điều kiện nào cũng thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương. Có những việc phải báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, thậm chí trong cuộc họp cuối cùng, có những Bộ vẫn đưa ra các ý kiến khác.
"Hôm đó tôi chỉ nói là toàn bộ Bộ Công Thương có khoảng 1.200 điều kiện kinh doanh. Tôi không biết từng điều kiện đó tác động đến đâu nhưng chắc chắn doanh nghiệp khi muốn sản xuất thì phải có điều kiện này, có nghĩa là phải đến Bộ để xin cái này cái nọ, phải mất thời gian nhất định. Nhưng bây giờ chúng ta bỏ 675 điều kiện, đồng nghĩa doanh nghiệp không phải đến Bộ nữa. Đấy rõ ràng là cái dũng cảm của Bộ Công Thương và chắc chắn mang lại điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp", ông Hải nói.
Đối với vấn đề có nảy sinh giấy phép con nữa không, ông Hải cho rằng đây là việc hết sức quan trọng vì từ trước đến nay cũng đã có tiền lệ bỏ cái này lại mọc ra cái khác.
"Nhưng điều này phụ thuộc vào ý chí, trước hết là của lãnh đạo Bộ cho đến từng đơn vị liên quan. Tôi nghĩ rằng Bộ Công Thương kiên quyết thực hiện cắt giảm và kiên quyết cải cách hành chính nên tôi khẳng định sẽ không có việc nảy sinh giấy phép con thay thế 675 điều kiện kinh doanh đã được cắt bỏ", ông Hải nhấn mạnh.
Được biết, hồi tháng 9/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 3610a/QĐ-BCT cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh. Đây là con số lớn chưa từng có trong lịch sử ngành Công Thương (cao hơn dự kiến ban đầu 63 điều kiện và chiếm tới 55,5% tổng các điều kiện đầu tư kinh doanh).
Hôm 15/1/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định về việc cắt giảm 675 điều kiện này.
Trả lời về vụ việc Khaisilk gây bức xúc dư luận trong năm 2017, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng vụ việc này phải nên nhìn ngược lại.
"Từ trước đến nay đã có vụ Khaisilk bao nhiêu năm rồi nhưng phải đến năm 2017 mới được làm rõ nhờ sự quyết liệt của Bộ Công Thương. Chúng ta biết khi chưa có Tổng cục Quản lý thị trường thì Chi cục quản lý thị trường thuộc về địa phương. Từ quyết định cách chức, nâng lương, đề bạt… đều thuộc về địa phương cả.
"Nhưng ở góc độ chuyên môn, chúng tôi phát hiện ra việc này thì đã kiên quyết xử lý. Không những ở Hà Nội, TP. HCM mà thậm chí xử lý ở cả miền Trụng. Cá nhân tôi đã phải trực tiếp chỉ đạo quản lý thị trường, trong cái cửa hàng bán hàng cho Tuần lễ cấp cao APEC phải kiểm tra cực kỳ ngặt nghèo, không được phép để 1 cái khăn của Khaisilk được bán trong đó. Vì người ta mua của mình, ngay tại AEC, thì như vậy quảng bá thế nào cho sản phẩm của Việt Nam", ông Hải nói.
Được biết, mới đây nhất, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý nghiêm minh các vi phạm của Công ty TNHH Khải Đức theo đúng quy định của pháp luật.
Công ty Khải Đức bị xác định là có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng; có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý thuế và quản lý hóa đơn; có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa và có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng.
Doanh nghiệp này đã bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng với các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam trong cùng cửa hàng nhưng đã không giới thiệu hoặc thông tin không đầy đủ cho người tiêu dùng về xuất xứ và thành phần của các sản phẩm này.
Sau vụ bê bối khăn lụa, doanh nhân Hoàng Khải – chủ tịch tập đoàn Khaisilk, đã thôi chức vụ người đại diện theo pháp luật tại Công ty Khải Đức dù vẫn nắm 99% vốn của doanh nghiệp này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.