'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 15/8, Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên ngành ngân hàng có nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu, dù chỉ mang tính thí điểm, có hạn định về thời gian và phạm vi xử lý nợ xấu nhưng đây vẫn là "cơ hội vàng" để các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, khai thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế.
Về cơ bản, nghị quyết xử lý nợ xấu có 2 điểm đột phá. Một là quyền thu giữ tài sản bảo đảm, từng khiến nhiều ngân hàng lâm vào tình cảnh "đứng cho vay, quỳ thu nợ", đã trở về tay các ngân hàng thương mại.
Bên cạnh quyền thu giữ tài sản bảo đảm, khuôn khổ pháp lý giúp hình thành thị trường mua bán nợ thực thụ vốn là khoảng trống rất lớn trong xử lý nợ xấu từ trước đến nay, cũng được Nghị quyết 42 lấp đầy.
Ngay sau khi Nghị quyết 42 chính thức có hiệu lực, ngay trong tháng 8, Công ty Quản lý Tài sản VAMC đã có động thái ấn tượng khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là cao ốc Saigon One Tower nhằm xử lý khối nợ xấu liên quan lên đến 7.000 tỷ đồng. Tiếp nối, hàng loạt tổ chức tín dụng cũng "ráo riết" thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm, đồng thời bán đấu giá nhiều tài sản bảo đảm.
Chiều ngày 20/11, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi. Kết quả, 90,43% số đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó tỷ lệ tán thành là 88,8%.
Một trong những nội dung tâm điểm của lần sửa đổi này là việc Quốc hội bổ sung thêm "Mục 1e: Phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt", được xem như là động thái mở đường cho phá sản ngân hàng.
Liên quan đến phá sản ngân hàng, trong lần đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, việc chi trả tiền gửi vượt hạn mức, mức chi trả, nguồn chi trả đối với người gửi tiền là cá nhân trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng sẽ tùy thuộc vào tình hình nguồn lực Nhà nước theo từng thời kỳ và theo mức độ tác động của từng trường hợp phá sản cụ thể.
Một nội dung khác cũng rất đáng chú ý trong Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi là quy định lãnh đạo ngân hàng không được kiêm nhiệm các chức vụ lãnh đạo tại doanh nghiệp. Hầu hết các lãnh đạo ngân hàng hiện nay đều đang ở tình cảnh kiêm nhiệm này. Ông Dương Công Minh cho biết sớm rằng ông sẽ từ chức Chủ tịch Tập đoàn Him Lam, đồng nghĩa vẫn giữ cương vị Chủ tịch Sacombank; tương tự, ông Đỗ Minh Phú tiết lộ sẽ rời cương vị Chủ tịch DOJI, đồng nghĩa vẫn giữ chức Chủ tịch TPBank.
Ngày 7/7, NHNN đã ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 10/7. Theo đó, giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.
Đồng thời, NHNN cũng quyết định giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Mục tiêu của động thái giảm lãi suất lần này thể hiện rất rõ trong thông cáo của NHNN, là nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 theo Chỉ thị 24/CT-TTg và tiếp tục triển khai tinh thần "Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp" của Nghị quyết 35.
Ngay sau chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng đã đồng loạt giảm khoảng 0,5%/năm lãi suất cho vay.
Nửa cuối năm 2017, dư luận được phen "quay cuồng" với tăng trưởng tín dụng. Mục tiêu tăng trưởng 17-18% đặt ra hồi đầu năm đối mặt với thử thách lớn khi GDP nửa đầu năm 2017 chỉ tăng vỏn vẹn 5,73%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu GDP 6,7% cả năm.
Trước tình cảnh này, giữa tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gợi ý NHNN có thể nới mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên 21-22% nhằm kích GDP. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, rằng ngành ngân hàng sẽ phải đẩy bao nhiêu "trăm nghìn tỷ" tín dụng trong những tháng cuối năm, rằng với tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn còn cách rất xa "mục tiêu 21-22%" thì ngành ngân hàng khó lòng cán "đích" cuối năm, rằng NHNN sẽ giải quyết thế nào với vấn đề lạm phát khi đẩy tăng trưởng tín dụng lên quá cao.
Thế nhưng khá bất ngờ, tăng trưởng GDP quý III lại lên tới 7,46%, xoa dịu tốc độ tăng GDP "chậm hơn dự kiến" của 2 quý trước đó.
Lúc này, trên phương diện của NHNN, việc đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm thúc GDP đã không còn là lựa chọn cấp bách.
Trả lời chất vấn lần đầu tiên tại hội trường Quốc hội ngày 16/11, Thống đốc Lê Minh Hưng đã giải thích rõ, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% không phải là chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời nhấn mạnh NHNN không yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá.
Sáng 29/9, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã chính thức tuyên án đối với 51 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), thường được gọi là "đại án OceanBank". Dù không ngoài dự đoán nhưng mức án tòa tuyên vẫn phần nào gây bàng hoàng, đặc biệt là mức án đối với 2 bị cáo Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm.
Cụ thể, tòa tuyên án tử hình với Nguyễn Xuân Sơn, trong đó, tội Tham ô tài sản bị tuyên án tử hình, tội Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản bị tuyên án chung thân, tội Cố ý làm trái bị tuyên án 17 năm tù.
Cùng với đó, tòa tuyên án chung thân với Hà Văn Thắm, trong đó tội Tham ô tài sản bị tuyên án chung thân, tội Cố ý làm trái 19 năm tù, vi phạm quy định về cho vay tại các tổ chức tín dụng 18 năm tù.
Sau khi nhận án từ tòa, hơn 20 bị cáo, trong đó có cả cựu chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm đã nộp đơn kháng cáo.
Ngày 30/6 tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2017, đội ngũ thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã chính thức được chốt sau rất nhiều đồn đoán. Ông Dương Công Minh trúng cử với số phiếu bầu cao nhất (trên 3 tỷ cổ phiếu). Đứng sau là bà Lê Thị Hoa (trên 1,4 tỷ cổ phiếu), ông Nguyễn Miên Tuấn (trên 1,1 tỷ cổ phiếu), ông Kiều Hữu Dũng (trên 1 tỷ cổ phiếu), ông Nguyễn Xuân Vũ (trên 999 triệu cổ phiếu) và ông Phạm Văn Phong (trên 997 triệu cổ phiếu).
Ngay sau khi chính thức được thành lập, HĐQT mới của Sacombank đã họp phiên họp lần thứ nhất và thống nhất bầu ông Dương Công Minh giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank.
Phát biểu trước đại hội, tân Chủ tịch Sacombank Dương Công Minh nhắc đến 4 vấn đề lớn mà Sacombank cần thực thi, bao gồm quản trị điều hành và bố trí nhân sự, thúc đẩy kinh doanh, xử lý nợ xấu, cuối cùng là quản trị chi phí. Ông Minh cũng mong cổ đông đồng hành và tin tưởng ngân hàng cùng các thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới.
Nhậm chức không lâu, Chủ tịch Dương Công Minh đã gây ấn tượng khi công bố kế hoạch đổi mã chứng khoán Sacombank từ STB sang SCM, đồng thời tiến hành chuyển sàn niêm yết từ HoSE sang HNX. Tuy nhiên, kế hoạch này của ông Dương Công Minh sau đó bị phá sản với tỷ lệ cổ phần biểu quyết "Không tán thành" lên tới 83,3%.
Ngày 1/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46 - Bộ Công an) bắt tạm giam ông Trầm Bê (58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch HĐTD Ngân hàng Sacombank) về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo buộc cùng hành vi, ông Phan Huy Khang (nguyên thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) và 15 người là cựu cán bộ các ngân hàng TPBank, BIDV, giám đốc các công ty... cũng bị bắt giam 4 tháng. 9 người khác bị khởi tố, song được tại ngoại.
Động thái này được Bộ Công an đưa ra trong tiến trình điều tra giai đoạn 2 của đại án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh) gây thất thoát tổng cộng hơn 15.000 tỷ đồng.
Trong một vụ án ngân hàng khác, ngày 16/10, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSND) đã hoàn tất cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) Huỳnh Nam Dũng và 16 đồng phạm về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngày 21/12, tại lễ kỷ niệm 26 năm thành lập Sacombank, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, dự trữ ngoại hối đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, xấp xỉ 48 tỷ USD.
Đây là con số rất ấn tượng bởi nếu so với hồi đầu năm, dự trữ ngoại hối đã tăng tới khoảng 9 tỷ USD, còn nếu so với năm 2012, dự trữ ngoại hối đã tăng trên 22 tỷ USD.
Mức kỷ lục của dự trữ ngoại hối sẽ là "tấm đệm" tốt, giúp NHNN có thêm công cụ để điều hành linh hoạt tỷ giá, đồng thời góp phần tăng thêm xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong tương lai.
Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc NHNN cho biết: "Mức dự trữ ngoại hối cao như hiện tại cho phép chúng ta ổn định thị trường tiền tệ khi cần thiết".
Năm 2017 chứng kiến hàng loạt ngân hàng "dắt tay nhau" lên sàn, hồi đầu năm là VIB, giữa năm là Kienlongbank, sau đó là VPBank, LienVietPostBank. Nhưng không chỉ có làn sóng lên sàn, làn sóng bán vốn tại các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân cũng rất đáng chú ý.
Ngày 21/12 vừa qua, HDBank đã tổ chức lễ trao giấy chứng nhận sở hữu cổ phiếu cho các đại diện của 76 nhà đầu tư nước ngoài trong đợt bán 21,5% vốn điều lệ. Tổng cộng, các nhà đầu tư ngoại đã chi hơn 300 triệu USD để nắm giữ 21,5% vốn điều lệ HDBank, tương đương hơn 6.800 tỷ đồng. Mỗi nhà đầu tư được sở hữu không quá 3% vốn HDBank. Được biết, mức giá cho mỗi cổ phiếu HDBank là 32.000 đồng/cổ phiếu.
Trước HDBank, VPBank – "ông lớn" vừa vượt BIDV về lợi nhuận với "át chủ bài" cho vay tiêu dùng – cũng huy động được 250 triệu USD từ đợt bán vốn và lên sàn hồi tháng 8 vừa qua. Quy mô bán vốn của cả 2 thương vụ này đều thuộc hàng lớn nhất trong lịch sử bán vốn ngành ngân hàng.
Bên cạnh HDBank và VPBank, TPBank mới đây cũng đã gây ấn tượng về tiềm năng huy động vốn. Ngày 7/12 vừa qua, Quỹ đầu tư PYN Fund Management đã ký kết hợp đồng mua bán cổ phần để sở hữu 4,99% vốn điều lệ TPBank với mức giá bỏ ra là gần 40 triệu USD, gấp đôi số tiền mà IFC bỏ ra mua cùng lượng cổ phần một năm trước.
Bitcoin cùng các loại tiền ảo khác đã gây lên cơn sốt toàn cầu trong năm 2017, trong đó có Việt Nam. Trước thực tế này, tháng 8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
Đến tháng 10, NHNN đã phát đi thông báo rằng việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Đặc biệt, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.