'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hôm nay (15/8), Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên ngành ngân hàng có nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu, dù chỉ mang tính thí điểm, có hạn định về thời gian và phạm vi xử lý nợ xấu nhưng cũng là "cơ hội vàng" để các tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, khai thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế.
Nghị quyết xử lý nợ xấu có 2 điểm đột phá. Một là quyền thu giữ tài sản bảo đảm, từng khiến nhiều ngân hàng lâm vào tình cảnh "đứng cho vay, quỳ thu nợ", đã trở về tay các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, theo nội dung nghị quyết, trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định.
Bên cạnh quyền thu giữ tài sản bảo đảm, khuôn khổ pháp lý giúp hình thành thị trường mua bán nợ thực thụ vốn là khoảng trống rất lớn trong xử lý nợ xấu từ trước đến nay, cũng được Nghị quyết 42 lấp đầy.
Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ.
Thêm vào đó, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ.
Trước thời điểm nghị quyết xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Tại hội nghị quan trọng này, Thống đốc Lê Minh Hưng đã chỉ đạo 3 điểm quan trọng đối với các TCTD trong việc thực thi nghị quyết xử lý nợ xấu. Một là, tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết và tổ chức thực hiện Nghị quyết trong toàn hệ thống; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu hằng năm và định kỳ báo cáo tình hình xử lý nợ xấu. Hằng năm, đánh giá, đề xuất về tính hiệu quả, khả thi đối với các chính sách thí điểm tại Nghị quyết trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tại TCTD.
Hai là, thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro; các biện pháp ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật gây ra nợ xấu, ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh, trong đó đặc biệt là tập trung nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định, xử lý nợ...
Ba là, nghiên cứu văn bản số 152/TANDTC-PC ngày 19/7/2017 của Tòa án Nhân dân tối cao về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu để trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, nếu có tranh chấp, đề nghị Tòa án nhân dân các cấp xử lý theo đúng tinh thần của văn bản này.
Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là đầu mối tổng hợp, báo cáo số liệu xử lý nợ xấu, xây dựng Báo cáo trình Chính phủ, Quốc hội theo yêu cầu tại Nghị quyết.
Kỳ vọng về chuyển biến nhanh và thực chất trong xử lý nợ xấu là rất lớn. Áp lực với Ngân hàng Nhà nước, với các TCTD nói chung cũng như với Thống đốc, với lãnh đạo các TCTD nói riêng là không hề nhỏ, thậm chí là áp lực từng năm về kết quả xử lý nợ xấu.
Ước tính theo giả định tăng trưởng tín dụng bình quân mỗi năm 16%, lượng nợ xấu cần xử lý trong 5 năm thực hiện nghị quyết sẽ vào khoảng 640.000 tỷ đồng, tương đương mỗi năm khoảng 130.000 tỷ đồng. Con số còn có thể lớn hơn khi tăng trưởng tín dụng đang được nới cao hơn nhiều mức giả định 16%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.