'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong thời gian nhận hồ sơ (từ ngày 22/2 đến 17 giờ chiều 14/3), Ủy ban bầu cử TP. HCM nhận được 227 hồ sơ. Trong đó, có 54 hồ sơ ứng cử ĐBQH và 173 hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân TP. HCM.
Trong 54 hồ sơ ứng cử ĐBQH, có 16 hồ sơ tự ứng cử; có 8 người tự ứng cử hai cấp (vừa tự ứng cử ĐBQH, vừa tự ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân TP. HCM).
Trong số này, có hai doanh nhân ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV (2021-2026). Đó là ông Lê Viết Hải (sinh năm 1958) - Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và ông Trịnh Chí Cường (sinh năm 1982) - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần nhựa Đại Đồng Tiến.
Doanh nhân Lê Viết Hải là ông chủ của một nhà thầu lớn hàng đầu Việt Nam. Ông Lê Viết Hải sinh năm 1958 trong một gia đình có 11 anh chị em tại Thừa Thiên Huế. Bố làm hiệu trưởng trường Bồ Đề (Huế), mẹ kinh doanh buôn bán nhỏ. Năm ông lên 9 tuổi, gia đình ông chuyển vào Sài Gòn. Tuy hoàn cảnh gia đình không dư giả nhưng ông vẫn được học hành đàng hoàng, tốt nghiệp với tấm bằng Kiến trúc sư của Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM.
Doanh nhân Lê Viết Hải
Ông Hải từng kể, năm 1985, sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, ông được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty Quản lý nhà thuộc Sở Nhà đất TP. HCM. Sẵn chuyên môn cộng thêm đam mê kinh doanh từ nhỏ, lại nhận thấy tiềm năng của ngành xây dựng rất lớn, năm 1987, ông Hải quyết định thành lập Văn phòng Xây dựng Hòa Bình. Văn phòng ban đầu có số lượng nhân viên ít ỏi là 20 người, chủ yếu nhận thiết kế và thi công công trình nhà ở tư nhân.
Ngày 1/12/2000, Văn phòng Xây dựng Hòa Bình chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình). 6 năm sau đó, cổ phiếu của Hòa Bình chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP. HCM với mã HBC.
Sau khi liên tục đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc trong 33 năm từ khi thành lập Hòa Bình, tháng 7/2020, ông Lê Viết Hải đã nhường vị trí này cho người con trai là Lê Viết Hiếu. Với động thái chuyển giao việc điều hành Tập đoàn Hòa Bình cho người kế nhiệm, ông Hải cho biết bản thân có nhiều thời gian hơn, tự tin làm tròn trách nhiệm nếu trúng cử ĐBQH khóa XV.
Về tình hình tài chính, doanh nhân Lê Viết Hải đã đưa Hòa Bình trở thành tập đoàn xây dựng hàng đầu với doanh thu duy trì trên mức 10.000 tỷ đồng mỗi năm.
Như năm 2016, doanh thu thuần của Hòa Bình là 10.766 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã là 16.037 tỷ đồng, con số tiếp tục tăng trưởng lên mức 18.609 tỷ đồng trong năm 2019. Quy mô tổng tài sản cũng duy trì ở mức cao và tại ngày 31/12/2019 là 16.721 tỷ đồng.
Sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Hoà Bình đạt 11.227 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 40% so với năm 2019 và hoàn thành 90% kế hoạch đề ra. Đây cũng là mức doanh thu thấp nhất của doanh nghiệp từ năm 2016, lợi nhuận thuần tương ứng đạt 27,3 tỷ đồng.
Doanh nhân ứng cử đại biểu Quốc hội khác là ông Trịnh Chí Cường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần nhựa Đại Đồng Tiến.
Doanh nhân Trịnh Chí Cường
Ông Trịnh Chí Cường sinh năm 1982, là con trai cả của doanh nhân gốc hoa Trịnh Đồng, người nổi tiếng với thương hiệu nhựa gia dụng Đại Đồng Tiến ở thị trường Việt Nam. Sau 7 năm du học và làm việc ở Singapore, ông về nước và bắt tay ngay vào công việc quản lý công ty của cha khi chỉ mới 26 tuổi.
Tuy phải tiếp nhận vai trò chủ chốt khi tuổi còn trẻ nhưng nhờ sự nhiệt huyết và kiến thức được đào tạo bài bản, CEO Trịnh Chí Cường đã nhanh chóng khẳng định năng lực của mình khi lèo lái con thuyền Đại Đồng Tiến trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam, quy mô tổng tài sản tính đến cuối năm 2019 đã hơn mức 1.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của Nhựa Đại Đồng Tiến (công ty mẹ) luôn duy trì trên mức 1.000 tỷ đồng, như năm 2018 là 1.122 tỷ đồng và 2019 là 1.118 tỷ đồng. Dẫu vậy lợi nhuận thuần của công ty này lại không mấy khả quan khi có xu hướng giảm dần. Theo đó, năm 2017 Đại Đồng Tiến báo lãi 10,9 tỷ đồng, nhưng sang năm 2018 lại lỗ hơn 91 tỷ, riêng năm 2019 lỗ thuần 214 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Đại Đồng Tiến ở mức 1.009 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.