210 người là nhân viên, họ hàng của Trịnh Văn Quyết 'thoát nạn' nhờ đâu?
Ái Nhi -
01/03/2024 16:47 (GMT+7)
(VNF) - Trong kết luận điều tra bổ sung vụ án thao túng thị trường chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại FLC, cơ quan điều tra đã xem xét nhóm 210 đối tượng thuộc Công ty cổ phần Xây dựng Faros và các công ty trong hệ sinh thái FLC, là người thân trong gia đình Trịnh Văn Quyết liên quan đến hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Theo đó, đối với nhóm 187 đối tượng liên quan đến hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cơ quan điều tra xác định từ năm 2016 đến năm 2022, 187 cá nhân đứng tên đại diện pháp luật, nhân viên các công ty thuộc hệ sinh thái Tập đoàn FLC và các công ty liên quan; người thân, bạn bè của Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết) có hành vi ký các chứng từ (ủy nhiệm chi, giấy rút tiền, giấy nộp tiền...).
Hành vi này nhằm để Trịnh Thị Minh Huế sử dụng làm thủ tục nộp tiền, rút tiền, chuyển tiền vào, ra khỏi tài khoản của Công ty Faros và nhiều công ty khác nhau, tạo dòng tiền chạy qua các tài khoản để giúp Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế và đồng phạm hạch toán kế toán hợp thức việc thu hồi công nợ, thu hồi các khoản đầu tư cũ, tạo các khoản công nợ, đầu tư tài chính mới nhằm hợp thức, che giấu số vốn góp khống trước khi niêm yết tại Công ty Faros.
Cơ quan điều tra xác định hành vi của các đối tượng có dấu hiệu tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc “Che giấu tội phạm”. Tuy nhiên, khi các cá nhân ký chứng từ kế toán thực tế đều có có các giao dịch chuyển tiền chạy qua tài khoản của công ty mình mà không biết bản chất các giao dịch chuyển tiền chỉ là thủ đoạn tạo dòng tiền chạy qua các tài khoản chứ không phải các giao dịch kinh tế có thật; các cá nhân không biết rõ tổng thể, toàn bộ dòng tiền liền mạch mà chỉ thực hiện ở từng khâu đơn lẻ trong phạm vi từng giao dịch của từng doanh nghiệp.
Bị can Trịnh Văn Quyết.
Bên cạnh đó, bản thân các đối tượng không được trao đổi, không biết, không tham gia vào lập hồ sơ góp vốn khống tại Công ty Faros, không biết mục đích ký các chứng từ là để hợp thức che giấu số vốn góp khống để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; các chứng từ chủ yếu được sử dụng vào việc hạch toán kế toán chạy dòng tiền qua các khâu trung gian để hợp thức che giấu việc góp vốn khống và sử dụng vốn góp tại Công ty Faros.
Ngoài ra, bản thân các cá nhân thực hiện hành vi với vai trò thứ yếu, lệ thuộc, là nhân viên làm công ăn lương, không được hưởng lợi gì từ việc làm của mình. Do đó, cơ quan điều tra không xem xét xử lý hình sự đối với 187 cá nhân nêu trên.
Đối với nhóm 23 đối tượng là nhân viên các công ty thuộc hệ sinh thái FLC, là người thân, họ hàng trong gia đình Trịnh Văn Quyết, có hành vi giúp sức cho Trịnh Thị Minh Huế thực hiện hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, cơ quan điều tra xác định cá nhân này đều có hành vi cho Trịnh Thị Minh Huế mượn chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân để Huế làm hồ sơ mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng, sau đó giao cho Huế quản lý, sử dụng để thực hiện hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, theo đề nghị của Huế, cả 23 cá nhân đều ký khống sẵn các chứng từ (giấy nộp tiền, giấy rút tiền, uỷ nhiệm chi) mang tên mình để Huế sử dụng thực hiện các giao dịch ngân hàng trong việc thanh toán mua bán cổ phiếu, trong việc sử dụng tiền thu lợi bất chính từ hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Hành vi của 23 cá nhân nêu trên có dấu hiệu tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, nhưng tham gia thực hiện với vai trò thứ yếu, lệ thuộc; khi thực hiện hành vi vi phạm không hiểu rõ bản chất là để giúp sức cho Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế thực hiện hành vi “Thao túng thị trường chúng khoán”, không được hưởng lợi ích vật chất.
Do đó, xét tính chất mức độ hành vi vi phạm, cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự mà kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm về hành chính.
Trong vụ án này, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng và thao túng chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 700 tỷ đồng.
(VNF) - Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn vừa bị triệt phá. Hai công ty trong đường dây này đã sản xuất gần 600 loại sữa giả bán cho người tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ có thai, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
(VNF) - Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đã được Trung ương thảo luận.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho hơn 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
(VNF) - Dù giá cả các mặt hàng như thực … tăng đáng kể nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, áp lực lạm phát hiện nay không lớn. Dự báo, trong thời gian tới áp lực lạm phát được có thể sẽ giảm đáng kể, khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Canada… có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, đồng thời khiến giá các hàng hóa cơ bản giảm mạnh
(VNF) - Cục Đường bộ Việt Nam vừa công khai doanh số thu tại 52 dự án BOT. Theo đó, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tháng 1 có doanh thu hơn 337 tỷ đồng, trong khi đó tháng 2 chỉ đạt 76 tỷ đồng.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
(VNF) - GS.TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, mô hình tăng trưởng truyền thống, thiếu động lực mới, thiếu bền vững về môi trường; Khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn đang đối mặt với nhiều khó khăn; Tính lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ và rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
(VNF) - Lãnh đạo Bộ Nội vụ ví Thanh Hóa và Nghệ An như một "Việt Nam thu nhỏ" khi có đầy đủ các địa bàn như miền núi, đồng bằng, ven biển, biên giới, sân bay, cảng biển, cao tốc...
(VNF) - Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.
(VNF) - Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc cố ý chỉ đạo xây dựng dự thảo Quyết định số 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi dẫn đến thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
(VNF) - Tổng Bí thư đề nghị các uỷ viên Trung ương tập trung cho ý kiến những vấn đề lớn như chủ trương sắp xếp 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% xã.
(VNF) - Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.
(VNF) - Một tuần 'nghẹt thở' với những cuộc điện đàm, những chuyến bay vội vã và những cuộc họp kín kéo dài... tất cả nhằm giữ cho mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ không trượt khỏi quỹ đạo sau khi Washington bất ngờ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam.
(VNF) - Mỹ nhất trí khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng với Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm các thỏa thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của 2 bên tiến hành trao đổi ngay.
(VNF) - Phiên họp lần thứ 90 của UBND tỉnh Bình Dương vừa thông qua 16 nội dung, trong đó có dự thảo về dự án tuyến đường sắt đô thị (metro số 1) Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên (TP. HCM).
(VNF) - Gia đình Chủ tịch DIG bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DIG vừa trải qua nhiều phiên giảm sàn liên tiếp. Kết phiên giao dịch sáng ngày 9/4, thị giá của DIG đã rơi xuống dưới 15.000 đồng/cp.
(VNF) - Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn vừa bị triệt phá. Hai công ty trong đường dây này đã sản xuất gần 600 loại sữa giả bán cho người tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ có thai, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.