3 phương án cứu Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Mạnh Quân - 21/03/2016 13:42 (GMT+7)

Theo nguồn tin riêng của Dân trí, do khách hàng trong nước đang giảm mạnh mua xăng, dầu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (LDDQ), Nhà máy này tiếp tục đứng trước nguy cơ thua lỗ lớn. Đang có tới 3 giải pháp đặt ra nhằm cứu" LDDQ khỏi nguy cơ phá sản.

"Việc khách hàng trong nước giảm khối lượng cam kết tiêu thụ mà chỉ cam kết tiêu thụ sản phẩm trong ngắn hạn gây nhiều rủi ro tiềm ẩn cho LDDQ", nguồn tin trên cho biết.

Cụ thể hơn, thông tin từ các Bộ, ngành: Tài chính, Công Thương cho biết, mặc dù hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công ty TNHH Một thành viên Lọc hoá dầu (LHD) Bình Sơn (gọi tắt là Công ty Bình Sơn)-đơn vị quản lý Nhà máy LDDQ đã phải chấp nhận giảm giá bán xăng, dầu từ Nhà máy LDDQ hơn 1,3 USD/thùng so với 6 tháng cuối năm 2015 nhưng giá bán sản phẩm của Nhà máy này vẫn không làm sao cạnh tranh được với nguồn hàng nhập khẩu C/O Form D (nhập khẩu từ ASEAN) và C/O Form AK (nhập khẩu từ Hàn Quốc), do chênh lệch thuế.

"Vì sự chênh lệch này, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối trong nước chỉ ý hợp đồng ngắn hạn 2-3 tháng đầu năm 2016 và giảm khối lượng đăng ký mua. Như Petrolimex, khách mua lớn nhất của LDDQ chỉ mới ký hợp đồng trong 2 tháng đầu năm nay và giảm khối lượng mua dầu ma dút tới hàng chục ngàn m3/tháng", nguồn tin của Dân trí cho biết.

Để "giải cứu" Nhà máy LDDQ, hiện một số Bộ, ngành đang xem xét, trao đổi ý kiến để xử lý về chính sách cho nhà máy này. Mới đây nhất, Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính đã gửi các cơ quan liên quan về 3 phương án xử lý về chính sách cho Công ty Bình Sơn.

Cụ thể, theo phương án 1, Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên mức thuế nhập khẩu Tối huệ quốc-MFN (áp dụng chính sách thuế như nhau với các quốc gia) đối với mặt hàng xăng dầu như quy định hiện nay trong Thông tư số 182/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo phương án này thì Công ty Bình Sơn vẫn khó bán sản phẩm hơn so với năm 2015. Nếu Công ty này phải giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ thì số thu điều tiết cũng phải giảm tương ứng.

Với phương án 2, nếu giữ nguyên mức thuế nhập khẩu MFN với xăng là 20% (bằng với mức thuế Atiga (Biểu thuế theo Hiệp định Thương mại với ASEAN), cao hơn mức Việt Nam-Hàn Quốc là 10%) để tiếp tục theo dõi lượng xăng dầu nhập từ Hàn Quốc; điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN với mặt hàng xăng dầu về mức thống nhất 7%, bằng mức cam kết của Chính phủ với sản phẩm LHD Bình Sơn. Theo phương án này, Công ty Bình Sơn sẽ dễ tiêu thụ các sản phẩm dầu hơn phương án 1 (trừ xăng vẫn như phương án trước) nhưng vẫn không xử lý được cơ bản khó khăn của Công ty này trong việc cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu khi thuế Atiga với các mặt hàng dầu giảm về 0% từ năm 2016.

Phương án 3 là tiếp tục giữ nguyên mức thuế nhập khẩu MFN với mặt hàng xăng dầu như phương án 1, đồng thời trình Chính phủ sửa đổi quy chế thu điều tiết cho phù hợp lộ trình giảm thuế của các biểu thuế theo các Hiệp định đã ký với ASEAN và Hàn Quốc. Phương án này được cho là khá khả thi do vừa giúp Công ty Bình Sơn tiêu thụ được sản phẩm, cạnh tranh được mà các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nếu nhập khẩu từ ASEAN hay Hàn Quốc, vẫn được hưởng lợi do mức thuế nhập khẩu tính trong giá bán lẻ là mức thuế nhập khẩu MFN. Nhưng việc thực hiện phương án này sẽ mất nhiều thời gian.

Do đó, Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính hiện nay nghiêng về hướng trước mắt thực hiện theo phương án 2 để tháo gỡ khó khăn cho Công ty LHD Bình Sơn, còn về lâu dài, Vụ này dự tính sẽ cùng các cơ quan liên quan hoàn thiện báo cáo, trình lãnh đạo Bộ Tài chính thực hiện theo phương án 3-là phương án cả Công ty Bình Sơn và các Công ty nhập khẩu xăng dầu đầu mối đều có lợi.

Được biết, năm 2015, số thu điều tiết vào ngân sách từ Công ty LHD Bình Sơn khoảng trên 9.100 tỉ đồng. Năm 2016, theo dự kiến của Công ty này, số thu điều tiết sẽ chỉ còn khoảng 5.200 tỉ đồng do giá dầu giảm và kế hoạch sản xuất giảm khoảng 14% so với năm 2015.

Theo Theo Dân trí
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'VietnamFinance có được chuyển đổi quan trọng cả về nội dung và hình thức'

'VietnamFinance có được chuyển đổi quan trọng cả về nội dung và hình thức'

(VNF) - Chiều 21/6, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại Hà Nội. Tại đây, đại diện Ban biên tập Tạp chí Đầu tư Tài chính cho biết, trong năm qua, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động báo chí nói riêng nhưng Tạp chí vẫn nỗ lực để tiếp tục phát triển theo đúng lộ trình đã đề ra.

Phát triển kinh tế báo chí ở Việt Nam: Cần đổi mới nhận thức và hành xử

Phát triển kinh tế báo chí ở Việt Nam: Cần đổi mới nhận thức và hành xử

(VNF) - Gần 20 năm nay, vấn phát triển kinh tế báo chí ngày càng được quan tâm và quan tâm từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu cao nhất lịch sử, hòa vốn trong năm nay

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu cao nhất lịch sử, hòa vốn trong năm nay

(VNF) - Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 đạt gần 106.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là mức doanh thu kỷ lục mà doanh nghiệp này đạt được trong lịch sử.

Cận cảnh Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

Cận cảnh Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

(VNF) - Legacy Hill Hòa Bình là tổ hợp nhà ở sinh thái nghỉ dưỡng, điều dưỡng và vui chơi giải trí nằm trên địa bàn ba xã Tân Vinh, Nhuận Trạch, Cư Yên, thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Để trọn vẹn một hành trình đáp nghĩa

Để trọn vẹn một hành trình đáp nghĩa

(VNF) - Tháng 6 này, Tạp chí Đầu tư Tài chính sẽ chính thức tiến hành vận động tài chính để khánh thành giai đoạn II dự án Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại lòng hồ Kẻ Gỗ, hướng tới hoàn thành toàn bộ dự án trước dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/2025).

VNG: Mục tiêu trở thành công ty công nghệ toàn cầu, dẫn đầu làn sóng AI trong khu vực

VNG: Mục tiêu trở thành công ty công nghệ toàn cầu, dẫn đầu làn sóng AI trong khu vực

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần VNG đã diễn ra sáng nay với sự tham gia của 452 cổ đông, thông qua những mục tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng của năm 2024. Đáng chú ý, mảng kinh doanh mang tính chiến lược AI đã bắt đầu ghi nhận doanh thu thực tế từ thị trường nước ngoài.

Mỹ tiếp tục khẳng định 'Việt Nam không thao túng tiền tệ'

Mỹ tiếp tục khẳng định 'Việt Nam không thao túng tiền tệ'

(VNF) - Trong báo cáo mới công bố, Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao kết quả điều hành chính sách tỷ giá, tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định Việt Nam "không thao túng tiền tệ".

Đánh thuế giao dịch vàng: Ưu tiên tích trữ, đánh nặng đầu cơ?

Đánh thuế giao dịch vàng: Ưu tiên tích trữ, đánh nặng đầu cơ?

(VNF) - Một số chuyên gia cho rằng đánh thuế giao dịch vàng là giải pháp cần thiết giúp kiểm soát giá vàng. Song đối tượng và mức thuế cần phải được cân nhắc thận trọng cho phù hợp. Chỉ nên đánh thuế đối với nhóm mua vàng để đầu cơ, không nên đánh thuế đối với nhóm mua vàng để tích trữ.

FBI khám nhà 'vua rác' David Dương, Chủ tịch Công ty Xử lý chất thải Việt Nam

FBI khám nhà 'vua rác' David Dương, Chủ tịch Công ty Xử lý chất thải Việt Nam

(VNF) - FBI đã khám nhà riêng của Thị trưởng Thành phố Oakland (Mỹ) cùng hai căn nhà khác thuộc sở hữu của thành viên gia đình ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam.

Hà Nội cần hơn 37 tỷ USD làm gần 400km đường sắt đô thị

Hà Nội cần hơn 37 tỷ USD làm gần 400km đường sắt đô thị

(VNF) - Giai đoạn 2024 - 2035, Hà Nội sẽ đầu tư 397,8km đường sắt đô thị, với quy mô vốn đầu tư khoảng 37,17 tỷ USD.