Mỹ tiếp tục khẳng định 'Việt Nam không thao túng tiền tệ'

Mai Anh - 21/06/2024 14:57 (GMT+7)

(VNF) - Trong báo cáo mới công bố, Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao kết quả điều hành chính sách tỷ giá, tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định Việt Nam "không thao túng tiền tệ".

Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố báo cáo "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ". Báo cáo trên tiếp tục xem xét khả năng thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại chính dựa trên các tiêu chí: thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.

Theo đó, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ không được quá 15 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương không vượt 3% GDP. Còn tiêu chí thứ ba dựa trên tổng lượng ngoại tệ mua ròng của ngân hàng trung ương tính trong 12 tháng.

Trong trường hợp một nền kinh tế vượt ngưỡng hai trong ba tiêu chí trên, Mỹ sẽ đưa họ vào "danh sách giám sát". Nếu nằm trong danh sách này, quốc gia đó cũng sẽ tiếp tục trong danh sách này ít nhất hai kỳ báo cáo tiếp theo, để xác định sự cải thiện mang tính lâu dài.

Trong báo cáo bán niên mới được công bố, Bộ Tài chính Mỹ khẳng định trong năm 2023, không có nước đối tác nào của Mỹ thao túng tiền tệ.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, dựa trên phân tích kỹ lưỡng và toàn diện về các hành vi ngoại hối, không có nước nào trong danh sách trên có đủ tiêu chí để bị xếp vào diện “thao túng tiền tệ”, tính trong khoảng thời gian 4 quý kết thúc vào cuối tháng 12/2023.

Bộ Tài chính Mỹ cho rằng Nhật, Đài Loan, Việt Nam và Đức có tiêu chí thuộc nhóm trên bao gồm thặng dư thương mại và thặng dư tài khoản vãng lai cao vượt mức bình thường.

Cũng trong báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra nhận xét tích cực với kết quả điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Việt Nam.

Việt Nam là 1 trong 7 nền kinh tế (cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Singapore và Đức) ở "danh sách giám sát" khi có hai tiêu chí vượt ngưỡng, gồm thặng dư hàng hóa song phương và thặng dư cán cân vãng lai.

Tính đến cuối 2023, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam khoảng 5,8% GDP. Cụ thể, cán cân vãng lai gồm cán cân thương mại (thể hiện chênh lệch kim ngạch xuất nhập khẩu); chênh lệch khoản thu chi dịch vụ từ nước ngoài; thu nhập ròng từ người lao động, nhà đầu tư từ nguồn nước ngoài. Qua đó, cán cân vãng lai thể hiện những giao dịch hàng hóa, dịch vụ giữa người cư trú trong nước và ngoài nước.

Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam quay trở lại thặng dư đáng kể sau khi thâm hụt vào năm 2021 và 2022 do những dạn chế sản xuất giai đoạn Covid-19 đẩy giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao.

Trong khi đó, xuất khẩu hàng hoá năm 2023 thấp hơn các năm trước nhưng cán cân thương mại tăng do nhập khẩu phục hồi chậm hơn khi các nhà máy điều chỉnh giảm đơn đặt hàng từ nước ngoài. Thặng dư tài khoản vãng lai cũng được hỗ trợ bởi phục hồi của du lịch nội địa, kiều hối tăng và nhà đầu tư nước ngoài giảm chuyển lợi nhuận về nước.

Tính đến cuối năm 2023, thặng dư thương mại hàng hóa song phương của Việt Nam với Mỹ đạt 103 tỷ USD vào vào cuối 2023.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, thặng dư thương mại song phương của Việt Nam với Mỹ tăng đáng kể trong 5 năm qua, chủ yếu nhờ thương mại hàng hóa, dẫn đầu là điện tử và máy móc mặc dù mức tăng có sự chững lại. Việt Nam hiện là nước có thặng dư hàng hóa lớn thứ ba với Mỹ.

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối 2023 là 88,1 tỷ USD, chiếm 21% GDP. Báo cáo cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua ròng ngoại hối trong 4 quý (tính đến tháng 12/2023) khoảng 7 tỷ USD, tức 1,5% GDP. Bất chấp áp lực giảm giá đáng kể đối với tiền đồng vào cuối năm, phần lớn phản ánh sự phát triển kinh tế vĩ mô toàn cầu của Mỹ và toàn cầu, Việt Nam đã mua ròng ngoại hối ở mức độ vừa phải vào đầu năm 2023 nhằm tái tích lũy dự trữ ngoại hối.

Nhờ các cuộc thảo luận thông qua quy trình tăng cường cam kết, Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đạt được thỏa thuận vào tháng 7/2021 giải quyết những lo ngại của Bộ Tài chính về các thông lệ tiền tệ của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước khẳng định cam kết hiện đại hóa và nâng cao tính minh bạch của chính sách tiền tệ và khuôn khổ quản lý tỷ giá hối đoái, không sử dụng chính sách tỷ giá để đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh.

Mỹ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách giám sát về thao túng tiền tệ

Mỹ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách giám sát về thao túng tiền tệ

Ngân hàng
(VNF) - Bộ Tài chính Mỹ vừa ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, trong đó Mỹ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách giám sát về thao túng tiền tệ.
Danh sách giám sát thao túng tiền tệ của Mỹ: Rút tên Việt Nam, theo dõi Trung Quốc

Danh sách giám sát thao túng tiền tệ của Mỹ: Rút tên Việt Nam, theo dõi Trung Quốc

Ngân hàng
(VNF) - Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông tin về việc Việt Nam không còn nằm trong Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ của Mỹ
Bộ Tài chính Mỹ tái khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ tái khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ

Tài chính quốc tế
(VNF) - Bộ Tài chính Mỹ tái khẳng định không dán nhãn “thao túng tiền tệ” cho Việt Nam giống như kết luận đưa ra ngày 16/4.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đánh thuế giao dịch vàng: Ưu tiên tích trữ, đánh nặng đầu cơ?

Đánh thuế giao dịch vàng: Ưu tiên tích trữ, đánh nặng đầu cơ?

(VNF) - Một số chuyên gia cho rằng đánh thuế giao dịch vàng là giải pháp cần thiết giúp kiểm soát giá vàng. Song đối tượng và mức thuế cần phải được cân nhắc thận trọng cho phù hợp. Chỉ nên đánh thuế đối với nhóm mua vàng để đầu cơ, không nên đánh thuế đối với nhóm mua vàng để tích trữ.

FBI khám nhà 'vua rác' David Dương, Chủ tịch Công ty Xử lý chất thải Việt Nam

FBI khám nhà 'vua rác' David Dương, Chủ tịch Công ty Xử lý chất thải Việt Nam

(VNF) - FBI đã khám nhà riêng của Thị trưởng Thành phố Oakland (Mỹ) cùng hai căn nhà khác thuộc sở hữu của thành viên gia đình ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam.

Hà Nội cần hơn 37 tỷ USD làm gần 400km đường sắt đô thị

Hà Nội cần hơn 37 tỷ USD làm gần 400km đường sắt đô thị

(VNF) - Giai đoạn 2024 - 2035, Hà Nội sẽ đầu tư 397,8km đường sắt đô thị, với quy mô vốn đầu tư khoảng 37,17 tỷ USD.

Doanh nhân nói về nghề báo nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Doanh nhân nói về nghề báo nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

(VNF) - Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024), nhiều doanh nhân đã có lời chia sẻ và nhận định những đóng góp của nhà báo, phóng viên đồi với các hoạt động kinh tế xã hội. Trong đó, thông tin của báo chí đã tạo nên một giá trị riêng cho các doanh nghiệp.

Tập đoàn chăm sóc sức khỏe lớn nhất châu Á chọn Việt Nam là bến đỗ mới?

Tập đoàn chăm sóc sức khỏe lớn nhất châu Á chọn Việt Nam là bến đỗ mới?

(VNF) - IHH Healthcare của Malaysia, tập đoàn chăm sóc sức khỏe tư nhân lớn nhất châu Á, đang xem xét cơ hội thâm nhập Indonesia và Việt Nam thông qua các thương vụ mua lại, khi các thị trường hiện tại của tập đoàn này trở nên bão hòa.

  The Independent: Từ 'nạn nhân của Internet' thành 'kỳ lân' ngành báo

The Independent: Từ 'nạn nhân của Internet' thành 'kỳ lân' ngành báo

(VNF) - Từng ví Internet là “hung thủ giết chết ấn phẩm báo in của mình” nhưng chính nhờ điều này, The Independent đã gặt hái được nhiều thành công đáng kinh ngạc khi chuyển hoàn toàn sang phát hành ấn phẩm trực tuyến.

 Tôi tình cờ bén duyên nghề báo

Tôi tình cờ bén duyên nghề báo

(VNF) - Từ nhỏ, tôi đã mơ ước bản thân sau này sẽ trở thành một nhà giáo, một dịch thuật viên hoặc xa xôi hơn là một biên kịch đứng sau những bộ phim đắt khách… Nhưng trong ngần ấy hoài vọng, tôi chưa khi nghĩ đến một ngày, lại bén duyên với nghề báo.

DN dầu khí liên quan Vạn Thịnh Phát nợ thuế 760 tỷ đồng

DN dầu khí liên quan Vạn Thịnh Phát nợ thuế 760 tỷ đồng

(VNF) - Công ty CP Dầu khí Đông Phương (Orient Oil) - doanh nghiệp có cựu chủ tịch liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát - nợ hơn 760 tỷ đồng tiền thuế, chiếm 1/3 tổng nợ thuế tại TP. Cần Thơ.

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

(VNF) - Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là công nghệ đầu tiên và chắc chắn không phải là công nghệ cuối cùng làm thay đổi hiện trạng báo chí. Nếu được sử dụng hiệu quả, công nghệ này hứa hẹn giúp việc đưa tin tức chính xác và kịp thời hơn. Tuy nhiên, nếu được sử dụng một cách tắc trách, nó sẽ tạo ra một “đại dương bài báo rác”