3 thông điệp của Mỹ từ Đối thoại Shangri-La 2018

Anh Huy - 04/06/2018 09:13 (GMT+7)

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis dẫn đầu phái đoàn Mỹ đến Đối thoại Shangri-La 2018 trong bối cảnh khu vực đang đứng bên thềm những thay đổi quan trọng.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, Biển Đông lại dậy sóng với việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa, thượng đỉnh Mỹ - Triều nhen nhóm tia hy vọng hòa bình nhưng mong manh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lần 2 đến diễn đàn an ninh thường niên Đối thoại Shangri-La với 3 thông điệp quan trọng.

Thông điệp ổn định

Đến Shangri-La để tái khẳng định cam kết khu vực của Mỹ, cụ thể hóa chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng qua chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Mattis cho thấy cá nhân ông và Bộ Quốc phòng là nhân tố chủ chốt tạo nên sự ổn định, tầm nhìn chiến lược, dài hạn của Mỹ ở khu vực.

Sau nhiều biến động nhân sự cao cấp, Bộ trưởng Mattis vẫn trụ vững và là tiếng nói có nhiều ảnh hưởng. Tổng thống Trump chỉ quan tâm thường trực 1, 2 vấn đề cụ thể là trọng tâm khi tranh cử (thương mại, Triều Tiên). Bộ Ngoại giao vẫn giai đoạn chuyển giao, nhân sự vừa thiếu (chưa có trợ lý ngoại trưởng phụ trách khu vực), vừa không ổn định. Các bộ kinh tế tập trung sứ mệnh giảm thâm hụt thương mại, triển khai các lệnh trừng phạt.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: VCG.

Do đó, tuy là thông điệp của Bộ trưởng Quốc phòng nhưng mang tính “toàn chính phủ” liên ngành, chiến lược về tầm, rộng về diện, đề cập cả 3 trụ cột hợp tác an ninh chiến lược, kinh tế, giá trị - quản trị.

Thông điệp trấn an

Bộ trưởng Mattis đến Shangri-La năm nay để trấn an đồng minh, đối tác rằng Mỹ có lợi ích chiến lược, cam kết lâu dài với khu vực, giải thích lại nội hàm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, thịnh vượng được xây dựng dựa trên chia sẻ giá trị, luật lệ chung, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tự do hàng hải, hàng không, không đe dọa, lớn cưỡng ép bé, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế. Đó là mô hình, nguyên tắc của Mỹ trong thế cạnh tranh chiến lược, thực chất là cạnh tranh mô hình với Trung Quốc, Nga.

Tính trấn an thể hiện ở quyết tâm Mỹ nói là làm, với cách tiếp cận truyền thống 3 trụ cột, đề cao tăng cường mạng lưới đồng minh (trong đó có cả nòng cốt bộ tứ), đối tác, cả song phương và đa phương, khu vực.


Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng James Mattis và các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Đối thoại Shangri-la. Ảnh: Bộ Quốc phòng Singapore.

Trọng tâm gồm hợp tác an ninh hàng hải, nâng cao năng lực, phối hợp diễn tập, tác chiến hải quân, cảnh sát biển. Hợp tác kinh tế tăng cường đối tác công tư, đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác thế mạnh công nghệ, quản lý, đầu tư và cho vay bền vững của Mỹ, phương Tây.

Mỹ ủng hộ vai trò của Trung Quốc nếu đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định khu vực, sẽ hợp tác nếu có thể. Đông Nam Á là mắt xích quan trọng của chiến lược, tăng cường đồng minh với Philippines, Thái Lan, đạt “bước tiến lịch sử” trong quan hệ với Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, trên tinh thần “tôn trọng lẫn nhau”.

Các cơ chế khu vực sẽ tiếp tục được Mỹ đầu tư như ASEAN, ARF, ADMM+, EAS, APEC, ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN, muốn ASEAN có vai trò mạnh, cùng Mỹ và các nước xây dựng cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ.


Bộ trưởng Mattis đến thăm chùa Trấn Quốc tại Hà Nội. Việt Nam và Indonesia là 2 điểm đến trong chuyến đi Đông Nam Á hồi đầu năm nay của ông Mattis, cũng là chuyến đi đầu tiên sau khi Mỹ công bố chiến lược an ninh quốc gia và xem Trung Quốc là đối thủ. Ảnh: Quỳnh Trang.

Thông điệp trấn an của Bộ trưởng Mattis là kịp thời, nhất là khi khu vực đang đặt nhiều dấu hỏi về cam kết lâu dài đến đâu của Mỹ, liệu nói có đi đôi với làm, chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhằm ngăn chặn Trung Quốc, Mỹ sẽ đầu tư dự án cơ sở hạ tầng như thế nào, nhóm bộ tứ có thay thế vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực...

Một năm rưỡi qua, chính quyền Trump đã có những nỗ lực ban đầu thể hiện cam kết nghiêm túc, lâu dài với khu vực, ASEAN. Tuy nhiên, dư luận chung cho rằng mức độ trấn an hiệu quả đến đâu tùy thuộc nhiều vào các bước triển khai sắp tới của Mỹ, chưa kể cách tiếp cận thương mại “có đi, có lại” với bất kỳ nước nào đang “triệt tiêu” thông điệp trấn an và nỗ lực hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Thông điệp răn đe

Thực chất, thông điệp lớn của Mỹ tại Shangri-La là về Trung Quốc, gián tiếp hay trực tiếp, thể hiện lo ngại chung tăng cao của nội bộ Mỹ. Bộ trưởng Mattis nhấn mạnh không nước nào được “thống trị” Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, không buộc khu vực phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ mang đến đối tác chiến lược, không phải sự lệ thuộc chiến lược.

Trực diện hơn, Mỹ chỉ trích Trung Quốc gần đây gia tăng quân sự hóa ở Biển Đông, đe dọa, cưỡng ép các nước, không giúp gì cho uy tín Trung Quốc và không được quốc tế ủng hộ, đi ngược lại cam kết cấp cao tại thượng đỉnh Mỹ - Trung 2015. Hành động của Trung Quốc sẽ có hệ lụy, trực tiếp là việc Mỹ không mời Trung Quốc dự diễn tập RIMPAC 2018, lâu dài hơn là khu vực bị chia rẽ, gánh nặng nợ nần, bị can thiệp nội bộ...


Mỹ gần đây đã rút lại lời mời hải quân Trung Quốc tham dự cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018. Ảnh: AP.

Cạnh tranh Trung - Mỹ đang gia tăng toàn tuyến, song dư luận cho rằng cách chính quyền Trump xử lý tranh chấp thương mại, đầu tư với Trung Quốc và vị thế của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên đặt dấu hỏi lớn về một chiến lược bài bản của Mỹ xử lý quan hệ “cạnh tranh chiến lược” với Trung Quốc.

Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Mattis tránh trả lời trực tiếp câu hỏi của đại biểu Philippines về việc liệu các đảo, tàu bè của Philippines có được bảo vệ theo Hiệp ước an ninh hỗ tương 1951, gây nhiều lo ngại trong dư luận. Với Chính quyền Trump, vấn đề Biển Đông có thể không phải là ưu tiên cao, nhưng dư luận cho rằng sẽ là hàn thử biểu của quan hệ Mỹ - Trung và là liều thuốc thử quan trọng hiệu quả chiến lược của Mỹ ở khu vực.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
BV Land: Quý I chỉ lãi 1 tỷ, thấp nhất 15 quý, bằng 0,8% kế hoạch năm

BV Land: Quý I chỉ lãi 1 tỷ, thấp nhất 15 quý, bằng 0,8% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

(VNF) - Ngay sau khi Bắc Giang mở hồ sơ thực hiện, Dự án Khu đô thị số 15 và dải cây xanh mặt nước thuộc Quy hoạch phân khu số 2, TP. Bắc Giang, có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký.

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

(VNF) - Lũy kế 4 tháng đầu năm, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Google, TikTok, Netflix,... đã nộp gần 4.000 tỷ đồng tiền thuế cho Việt Nam.

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

(VNF) - Sở GTVT Hưng Yên đề xuất dự án xây dựng các cầu vượt dân sinh và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh, với tổng mức đầu tư là hơn 1.088 tỷ đồng.

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

(VNF) - Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng nước này phản đối những nỗ lực sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để làm vật tế thần hoặc khơi dậy một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12/2024, nhất là các quy định về phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo về vấn đề này lại cho thấy các bất cập vẫn đang tồn tại.

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của cuộc sống, nhiều chuyên gia khẳng định, trong lần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân tới, việc giảm trừ gia cảnh không nên chỉ dựa theo chỉ số CPI mà còn phải tính tới xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng và xu hướng phát triển của xã hội.

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

(VNF) - Tập đoàn Kanoria (Ấn Độ) quan tâm đến các dự án: Cảng nước sâu Bãi Gốc tại Khu kinh tế Nam Phú Yên, Nhà máy lọc dầu, Đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Tuy Hòa và cam kết đồng hành cùng địa phương trong quá trình hội nhập, phát triển.

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Danh Khôi Holdings bị xử phạt hơn 280 triệu đồng do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.