Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Sáng 4/7, tại TP. Đà Nẵng, UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Thái Lan – Đà Nẵng năm 2022.
Diễn đàn nhằm xúc tiến đầu tư, du lịch và thương mại giữa TP. Đà Nẵng và các doanh nghiệp tại Thái Lan. Chương trình thu hút sự tham dự của nhiều doanh nghiệp sản xuất, thương mại tại TP. Đà Nẵng cùng khoảng 70 doanh nhân kiều bào Việt Nam đang sinh sống, kinh doanh tại Thái Lan.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, cho biết thành phố có khoảng 2.000 lĩnh vực công nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin.
Trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ tiếp tục đầu tư thêm các khu công nghiệp đầu tư, cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, một số ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ.
Về thương mại xuất nhập khẩu, hiện TP. Đà Nẵng có khoảng 100 doanh nghiệp xuất nhập khẩu có hoạt động ổn định trên địa bàn. Năm 2021, thành phố xuất khẩu 1,8 tỷ USD, hàng hóa Đà Nẵng xuất khẩu đến 120 nước và vùng lãnh thổ.
Về thương mại nội địa, hiện thành phố có 8 trung tâm thương mại, 71 siêu thị, hơn 400 cửa hàng tự chọn, một số chợ lớn, các chợ quận huyện đã đáp ứng hiệu quả việc phân phối cung cấp hàng hóa đến người tiêu dùng.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, Thái Lan là thị trường tiềm năng của thành phố. Ngoài một số doanh nghiệp lớn của thành phố có hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu với Thái Lan thì hiện nay một số doanh nghiệp của Đà Nẵng cũng có nhu cầu kết nối với doanh nghiệp Thái Lan và doanh nghiệp các quốc gia Đông Nam Á.
Các doanh nghiệp Thái Lan đã bày tỏ sự quan tâm đến cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Đà Nẵng trong các lĩnh vực năng lượng sạch, dầu khí, logistics, bán lẻ, dịch vụ, may mặc, nông sản, nội thất, xử lý rác thải công nghiệp, sản phẩm công nghiệp, công nghiệp phụ trợ… Họ cũng muốn tìm hiểu các yêu cầu, tiêu chuẩn để đưa hàng vào các siêu thị lớn trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Tại diễn đàn lần này, nhiều doanh nghiệp sản xuất và thương mại TP. Đà Nẵng đã tham gia quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm cơ hội hợp tác với Thái Lan.
Theo Sở Ngoại vụ TP. Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu từ Đà Nẵng sang Thái Lan đạt 3 triệu USD, nhập khẩu từ Thái Lan đạt 22 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chính gồm: Cao su thành phẩm, lọc dầu - lọc gió, cần câu cá. Mặt hàng nhập khẩu chính gồm: Nguyên phụ liệu dệt may, cao su nguyên liệu hoặc tổng hợp, hóa chất, hạt nhựa - hạt dẻo, dược phẩm và các nguyên phụ liệu khác. Giá trị đầu tư FDI từ Thái Lan vào Đà Nẵng đạt gần 64 triệu USD với 15 dự án còn hiệu lực, tập trung ở các lĩnh vực thương mại, bán lẻ, sản xuất, may mặc, thiết kế, xây dựng, công nghệ thông tin. Kể từ năm 2010, khách Thái Lan du lịch đến Đà Nẵng tăng trưởng tích cực thông qua tuyến đường bộ EWEC, khai trương cầu Hữu nghị bắc qua sông Mekong và sau đó là việc thiết lập các đường bay trực tiếp Đà Nẵng – Thái Lan do Bangkok Airways, Air Asia, Vietjet Air khai thác với tần suất 60 chuyến mỗi tuần. Thị trường khách Thái Lan tăng trưởng mạnh, vươn lên vị trí thứ 3 thay thế Nhật Bản trong cơ cấu quốc tịch khách. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.