9 năm đàm phán EVFTA: Có những khó khăn tưởng không thể vượt qua

Phan Trang - 01/07/2019 10:05 (GMT+7)

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh gọi cách Việt Nam vượt thử thách trong đàm phán với EU giống như “vượt vũ môn”. Bởi Việt Nam đã vượt qua được chính bản thân mình về mặt năng lực, trình độ tổ chức đàm phán để xử lý tất cả các vấn đề kỹ thuật với những cam kết rất cao. Trong khi đó, đối mặt với Việt Nam trong đàm phán là 28 quốc gia thành viên với trình độ kinh tế, khung khổ luật pháp rất phát triển… -

VNF
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh . Ảnh: VGP/Phan Trang

“Nhớ lại có thể chảy nước mắt”

Kể từ ngày Việt Nam và EU có buổi làm việc tại thủ đô Brussels (Bỉ), chính thức tuyên bố khởi động đàm phán EVFTA đến nay là tròn 7 năm.

Trước đó 2 năm, vào tháng 10/2010, tại Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 8, hai bên nhất trí khởi động đàm phán EVFTA, một thành viên đoàn đàm phán nhận xét trong suốt 14 vòng đàm phán kéo dài từ 2012-2015 với hàng chục nội dung được thỏa thuận, khó có thể nói phiên đàm phán nào gay cấn nhất. Bởi “mỗi phiên đều căng thẳng, nếu không muốn nói là “khắc nghiệt”."

“Đi vào giai đoạn cuối của đàm phán, khi đã chuẩn bị kết thúc được những vấn đề rất khó như lao động, mua sắm Chính phủ, những tưởng chặng đường sẽ êm xuôi nhưng ngược lại, Việt Nam phải đối mặt với việc xử lý mâu thuẫn quyền lợi đan xen giữa nhiều nước lớn đang đàm phán FTA với chúng ta. Đó là thời điểm năm 2015 - cột mốc cực kỳ phức tạp và căng thẳng”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kể.

Theo Bộ trưởng, khó nhất đối với đoàn đàm phán Việt Nam là xử lý mâu thuẫn cách tiếp cận giữa Mỹ và EU liên quan đến chỉ dẫn địa lý cùng nhiều vấn đề khác. Thời điểm đó, Việt Nam đang đàm phán  Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, sau này là CPTPP). Đây cũng là năm đàm phán giữa Việt Nam với Nga, Hàn Quốc và EVFTA đi vào chặng nước rút và hoàn tất.

“Trong quá trình đàm phán, các nước lớn luôn nhìn vào nhau xem phía đối tác mở cửa cho nước khác ra sao? Việt Nam đứng trước áp lực cực kỳ cao vì phải tính toán cân bằng lợi ích các nước, chỉ cần lộ một chút thông tin về ý định ưu đãi nhiều hơn cho nước nào đó thì chắc chắn gặp phải sự phản ứng gay gắt”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Đàm phán EVFTA được hai bên thống nhất kết thúc cơ bản sau phiên đàm phán thứ 14 diễn ra trong các ngày 13 đến 17/7/2015. Nhưng, đến năm 2017, chúng ta vẫn chưa thể đi vào ký kết và có nguy cơ phải tiếp tục đàm phán với các nội dung liên quan đến đầu tư khi FTA của EU với Singapore đối mặt với làn sóng phản đối.

Là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á có FTA với EU, hiệp định của Singapore bị đưa lên Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) xem xét trước khi có hiệu lực. Phán quyết của tòa đã chia hiệp định làm 2 phần riêng biệt, gồm thương mại tự do và một thỏa thuận riêng rẽ về bảo vệ đầu tư. Lý do, các nội dung liên quan đến đầu tư vốn phải được cơ quan lập pháp của tất cả các nước thành viên phê chuẩn, EU không được thay thẩm quyền đàm phán của các nước thành viên.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), thành viên đoàn đàm phán, cho hay vụ kiện trên đã khiến Việt Nam phải mất thời gian lâu hơn dự kiến ban đầu để chờ đợi phán quyết của tòa án. Phán quyết của ECJ với Singapore cũng đồng thời áp dụng với Việt Nam, tức phải tách ra và khai sinh 2 hiệp định mới là EVFTA và IPA.

Theo ông Lương Hoàng Thái, việc tách hiệp định ban đầu ra thành 2 hiệp định mới hoàn toàn không phải thao tác kỹ thuật thông thường mà giữa hai hiệp định có mối ràng buộc rất chặt chẽ với nhau. Thậm chí, có thể ví von rằng “hai hiệp định như cặp song sinh”.

“Trong hiệp định thương mại có những nội dung liên quan đến đầu tư, ví dụ như đầu tư trực tiếp, còn trong hiệp định đầu tư lại có nội dung liên quan đến hiệp định thương mại như bảo hộ thương mại, mở cửa thị trường cho nhà đầu tư. Như vậy, tuy hai hiệp định riêng biệt nhưng không thể tách rời. Ví dụ, một nhà đầu tư muốn mở nhà máy ở Việt Nam thì điều kiện gia nhập thị trường được dẫn chiếu theo EVFTA, còn những điều khoản khác liên quan đến đầu tư lại điều chỉnh theo IPA”, ông Thái phân tích.

Đến ngày 30/6, khi lễ ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) chính thức diễn ra tại Hà Nội, vị thành viên đoàn đàm phán đã xúc động nói rằng: Chúng tôi được cùng nhau chứng kiến thành quả của sự nỗ lực từ cả hệ thống chính trị với biết bao con người, vượt rất nhiều khó khăn trong nhiều năm, mà đến giây phút này nhớ lại có thể chảy nước mắt.

Mục tiêu tham vọng

15 năm trước đây, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 5 (ASEM 5) tại Hà Nội, lãnh đạo Việt Nam và các nước châu Âu đã thảo luận và đi đến thống nhất một lộ trình để hướng tới tăng cường hợp tác giữa hai bên thông qua các bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Bước đầu tiên chính là việc EU hỗ trợ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là đi đến một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa hai bên.

“Khi đó, châu Âu là một trong những người bạn đầu tiên chia sẻ và tin tưởng ở ý chí, quyết tâm hội nhập của dân tộc Việt Nam. Rất ít người nghĩ rằng hai bên có thể đạt được các mục tiêu đầy tham vọng này”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kể lại.

Nói về “nút thắt” năm 2017, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ thêm: Năm 2016 khi bà Cecilia Malmstrom (Cao uỷ Thương mại của Liên minh châu Âu – PV) và Bộ trưởng gặp nhau, tình hình thế giới và ở hai khu vực đầy bất lợi, hai bên gặp những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Thời điểm đó, phát sinh nhiều vấn đề trong những lĩnh vực đầu tư liên quan đến thẩm quyền của từng quốc gia và thẩm quyền của châu Âu. Những vấn đề này dẫn đến những nội dung liên quan đến bảo hộ đầu tư, xử lý các tranh chấp đầu tư, đòi hỏi phải xem xét để tách riêng thành 2 hiệp định EVFTA và IPA.

Quá trình tách 2 hiệp định này đã kéo dài thời gian đến năm 2018 chúng ta mới hoàn tất. Cuối năm 2018 EU mới xem xét ký kết hiệp định. Tuy nhiên, vẫn còn cần thông qua Hội đồng châu Âu. Chính vì vậy, từ tháng 5/2019, báo cáo giải trình Hội đồng châu Âu và cuối cùng thì 25/6, Hội đồng châu Âu quyết định ký kết đồng thời cùng lúc 2 hiệp định.

“Quãng thời gian đàm phán 9 năm vừa qua rất dài nhưng so với các Hiệp định tự do tương tự mà EU đàm phán đến 20 năm mới thấy được những nỗ lực mạnh mẽ của chúng ta. Vì đây là những nội dung rất toàn diện với yêu cầu rất cao của các bên tham gia, trong đó các bên có trình độ khác biệt rất lớn trong trình độ phát triển kinh tế và những đặc thù riêng”, Bộ trưởng kể lại.

Đoàn đàm phán đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn cụ thể trong vấn đề truyền thống, kể cả các cắt giảm về thuế quan để mở cửa thị trường.

Nhưng đặc biệt là những nội dung phi truyền thống, trong đó nội dung về “mua sắm Chính phủ” là những nội dung rất mới; liên quan đến bảo hộ tác giả và sở hữu trí tuệ, một số vấn đề liên quan đến đầu tư và bảo hộ đầu tư đều là những vấn đề mới và phức tạp.

Chưa kể Việt Nam còn phải đối mặt với những vướng mắc nằm ngoài nội dung của hiệp định. Bộ trưởng cho biết nhiều vấn đề hoàn toàn không liên quan đến nội dung cụ thể trong hiệp định nhưng Nghị viện châu Âu vẫn đặt ra như là yêu cầu để xem xét ký kết hiệp định với Việt Nam. Những câu chuyện khác được nêu ra ngay trong phút cuối đàm phán như về thị trường gạo châu Âu, đánh bắt cá bất hợp pháp, người lao động… cũng tốn rất nhiều giấy mực để tìm ra lời giải.

Cuối cùng, nguyên tắc “win-win” - theo cách gọi của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, tức cùng chia sẻ thắng lợi, cùng có lợi ích, đã đem lại thành công cho đàm phán.

“15 năm trước, Việt Nam chỉ là nước đang chập chững bước vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ ở mức 26 tỷ USD. Việt Nam khi đó vẫn là một đối tác thương mại nhỏ cần sự hỗ trợ của EU để hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Nay, với kim ngạch xuất khẩu gấp gần 10 lần so với 15 năm trước, Việt Nam cùng EU chính thức bắt tay chuẩn bị cho một giai đoạn mới trong hợp tác kinh tế: Giai đoạn của quan hệ lâu dài, toàn diện, bình đẳng và cùng có lợi xây dựng trên cơ sở các quy tắc minh bạch và thông thoáng của một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, Bộ trưởng nhìn nhận.

Cùng chuyên mục
Tăng trưởng 2025: Tăng thu nhập để người dân tiêu tiền nhiều hơn

Tăng trưởng 2025: Tăng thu nhập để người dân tiêu tiền nhiều hơn

13/01/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, tiêu dùng cuối cùng vẫn là động lực rất mạnh vì chiếm tới 2/3 GDP của toàn nền kinh tế. Do đó, cần có các giải pháp để kích thích động lực tiêu dùng cuối cùng.

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

11/01/25 15:43 (GMT+7)

(VNF) - Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đề xuất giá điện sinh hoạt cao nhất gần 3.800 đồng/kWh

Đề xuất giá điện sinh hoạt cao nhất gần 3.800 đồng/kWh

12/01/25 13:30 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất biểu giá bán lẻ điện mới rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là gần 3.786 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), cao hơn nhiều so với mức 3.302 đồng/kWh đang được áp dụng.

Đề xuất chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty về Bộ Tài chính, MobiFone về Bộ Công an

Đề xuất chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty về Bộ Tài chính, MobiFone về Bộ Công an

12/01/25 07:10 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý về Bộ Tài chính quản lý; chuyển Tổng công ty Viễn thông MobiFone về Bộ Công an quản lý.

Chính phủ chốt phương án giảm 8 bộ, cơ quan

Chính phủ chốt phương án giảm 8 bộ, cơ quan

11/01/25 22:46 (GMT+7)

(VNF) - Trong phương án thống nhất để trình cơ quan thẩm quyền, Chính phủ sẽ giảm 8 bộ, cơ quan. Cùng với đó, các bộ, cơ quan giảm nhiều đơn vị cấp tổng cục, vụ, cục, phòng, đơn vị sự nghiệp.

Đề nghị truy tố nữ Chủ tịch Hải Hà Petro

Đề nghị truy tố nữ Chủ tịch Hải Hà Petro

10/01/25 12:03 (GMT+7)

(VNF) - Bà Trần Tuyết Mai, Chủ tịch HĐTV Công ty Hải Hà, bị cáo buộc có vai trò chủ mưu trong việc quản lý, sử dụng Quỹ BOG và vi phạm quy định về kế toán.

Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng

Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng

09/01/25 19:54 (GMT+7)

(VNF) - Ông Hoàng Văn Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng 11 người khác vừa bị khởi tố vì có vi phạm trong 4 dự án.

Ông Lê Thanh Vân thấy 'bị xúc phạm vì sự vô ơn' của doanh nghiệp

Ông Lê Thanh Vân thấy 'bị xúc phạm vì sự vô ơn' của doanh nghiệp

09/01/25 15:45 (GMT+7)

(VNF) - Trước lời khai đã chạy theo ông để "dúi phong bì 50 triệu đồng", cựu đại biểu Lê Thanh Vân nói bên trong chỉ có 10 triệu, và cảm thấy "bị xúc phạm" trước lời khai khống.

Ông Lưu Bình Nhưỡng gửi lời thỉnh cầu nhân dân và cử tri cả nước

Ông Lưu Bình Nhưỡng gửi lời thỉnh cầu nhân dân và cử tri cả nước

09/01/25 14:45 (GMT+7)

(VNF) - Ông Lưu Bình Nhưỡng mong Đảng, Nhà nước, nhân dân và cử tri cả nước lượng thứ cho những sai lầm của mình.

Dự án nghìn tỷ chậm tiến độ, Tập đoàn Tân Mai bị thu hồi 58ha đất

Dự án nghìn tỷ chậm tiến độ, Tập đoàn Tân Mai bị thu hồi 58ha đất

09/01/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - UBND tỉnh Kon Tum thu hồi hơn 58ha đất làm dự án Nhà máy Bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum của Tập đoàn Tân Mai.

Vicem lỗ nghìn tỷ đồng: Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc  làm rõ

Vicem lỗ nghìn tỷ đồng: Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc làm rõ

09/01/25 08:51 (GMT+7)

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát sự việc thông tin phản ánh Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) lỗ 1.400 tỷ đồng, làm rõ nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục trong thời gian tới.

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số Xuân Ất Tỵ 2025?

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số Xuân Ất Tỵ 2025?

09/01/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Được thiết kế như một giai phẩm mừng Xuân, Tạp chí Đầu tư Tài chính số Xuân Ất Tỵ 2025 mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về những bước đổi thay và sự chuẩn bị của nền kinh tế, tài chính Việt Nam trước thềm năm mới, vận hội mới, kỷ nguyên mới. Đồng thời, Tạp chí cũng chia sẻ các câu chuyện đặc sắc, những con người đặc biệt, những áng văn trữ tình để bạn đọc thưởng thức khi Tết đến Xuân về.

Kỷ lục thưởng Tết Nguyên đán 2025: Gần 2 tỷ đồng

Kỷ lục thưởng Tết Nguyên đán 2025: Gần 2 tỷ đồng

09/01/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, Mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 1,908 tỷ đồng/người, thuộc về DN nước ngoài tại TP.HCM. Trước đó, thưởng Tết Dương lịch cao nhất cũng trên 1,8 tỷ đồng

Kiểm soát lạm phát 2025: ‘Không quá nặng nề song không thể chủ quan’

Kiểm soát lạm phát 2025: ‘Không quá nặng nề song không thể chủ quan’

09/01/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Nêu quan điểm về vấn đề lạm phát trong năm 2025, nhiều chuyên gia khẳng định, kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% theo mục tiêu Quốc hội đề ra không quá nặng nề, song không thể chủ quan.

 Chủ tịch Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân vi phạm đến mức phải kỷ luật

Chủ tịch Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân vi phạm đến mức phải kỷ luật

08/01/25 19:52 (GMT+7)

(VNF) - Vi phạm của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân được xác định gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

08/01/25 19:32 (GMT+7)

(VNF) - UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An.

Bộ Công an nói về vụ lãnh đạo ACB bị tung tin đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài

Bộ Công an nói về vụ lãnh đạo ACB bị tung tin đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài

08/01/25 17:20 (GMT+7)

(VNF) - Theo Người phát ngôn Bộ Công an, đến nay công an chưa nhận được đơn thư của các bên liên quan việc lãnh đạo Ngân hàng ACB bị tung tin đồn "đánh bạc, chuyển hàng chục triệu USD ra nước ngoài".

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị hơn 15 năm tù

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị hơn 15 năm tù

08/01/25 16:45 (GMT+7)

(VNF) - Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 13 năm - 15 năm 6 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi đối với ông Lưu Bình Nhưỡng.

Thanh tra đột xuất 2 dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Thanh tra đột xuất 2 dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

08/01/25 16:35 (GMT+7)

(VNF) - Cuộc thanh tra nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật trong triển khai thực hiện 2 dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2; phát hiện những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm nếu có.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân được tặng mảnh đất bất hợp pháp

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân được tặng mảnh đất bất hợp pháp

08/01/25 15:41 (GMT+7)

(VNF) - Cựu chuyên viên Nguyễn Văn Vương khai đã tặng ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân suất đất ở Đông Anh như một lời cảm ơn vì sự giúp đỡ của họ, nhưng không tiết lộ về nguồn gốc bất hợp pháp của mảnh đất.

Thủ tướng: 'Tập trung gỡ vướng các dự án BĐS, năng lượng tái tạo kéo dài'

Thủ tướng: 'Tập trung gỡ vướng các dự án BĐS, năng lượng tái tạo kéo dài'

08/01/25 15:27 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng kéo dài trong các lĩnh vực bất động sản, điện năng lượng tái tạo...

Bộ trưởng Công Thương cảnh báo loạt dự án điện lực chậm tiến độ

Bộ trưởng Công Thương cảnh báo loạt dự án điện lực chậm tiến độ

08/01/25 15:15 (GMT+7)

(VNF) - Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công thương vừa có báo cáo điểm tên nhiều dự án điện lực bị chậm tiến độ, đồng thời có cảnh báo đến các chủ đầu tư

Tổng Bí thư: 'Cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện trong quản lý kinh tế'

Tổng Bí thư: 'Cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện trong quản lý kinh tế'

08/01/25 15:02 (GMT+7)

(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để vững bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói về hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói về hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải

08/01/25 14:15 (GMT+7)

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa thông tin về nội dung liên quan đến Đề án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ.

Tin khác
Bộ Công an tiếp nhận thêm nhiều nhiệm vụ từ 4 Bộ khác

Bộ Công an tiếp nhận thêm nhiều nhiệm vụ từ 4 Bộ khác

(VNF) - Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị chuyển nhiệm vụ quản lý một số lĩnh vực của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tăng trưởng 2025: Tăng thu nhập để người dân tiêu tiền nhiều hơn

Tăng trưởng 2025: Tăng thu nhập để người dân tiêu tiền nhiều hơn

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Đề xuất giá điện sinh hoạt cao nhất gần 3.800 đồng/kWh

Đề xuất giá điện sinh hoạt cao nhất gần 3.800 đồng/kWh

Đề xuất chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty về Bộ Tài chính, MobiFone về Bộ Công an

Đề xuất chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty về Bộ Tài chính, MobiFone về Bộ Công an

Chính phủ chốt phương án giảm 8 bộ, cơ quan

Chính phủ chốt phương án giảm 8 bộ, cơ quan

Đề nghị truy tố nữ Chủ tịch Hải Hà Petro

Đề nghị truy tố nữ Chủ tịch Hải Hà Petro

Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng

Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng

Ông Lê Thanh Vân thấy 'bị xúc phạm vì sự vô ơn' của doanh nghiệp

Ông Lê Thanh Vân thấy 'bị xúc phạm vì sự vô ơn' của doanh nghiệp

Ông Lưu Bình Nhưỡng gửi lời thỉnh cầu nhân dân và cử tri cả nước

Ông Lưu Bình Nhưỡng gửi lời thỉnh cầu nhân dân và cử tri cả nước

Dự án nghìn tỷ chậm tiến độ, Tập đoàn Tân Mai bị thu hồi 58ha đất

Dự án nghìn tỷ chậm tiến độ, Tập đoàn Tân Mai bị thu hồi 58ha đất

Vicem lỗ nghìn tỷ đồng: Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc  làm rõ

Vicem lỗ nghìn tỷ đồng: Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc làm rõ

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số Xuân Ất Tỵ 2025?

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số Xuân Ất Tỵ 2025?

Kỷ lục thưởng Tết Nguyên đán 2025: Gần 2 tỷ đồng

Kỷ lục thưởng Tết Nguyên đán 2025: Gần 2 tỷ đồng

Kiểm soát lạm phát 2025: ‘Không quá nặng nề song không thể chủ quan’

Kiểm soát lạm phát 2025: ‘Không quá nặng nề song không thể chủ quan’

 Chủ tịch Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân vi phạm đến mức phải kỷ luật

Chủ tịch Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân vi phạm đến mức phải kỷ luật

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Bộ Công an nói về vụ lãnh đạo ACB bị tung tin đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài

Bộ Công an nói về vụ lãnh đạo ACB bị tung tin đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị hơn 15 năm tù

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị hơn 15 năm tù

Thanh tra đột xuất 2 dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Thanh tra đột xuất 2 dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân được tặng mảnh đất bất hợp pháp

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân được tặng mảnh đất bất hợp pháp

Thủ tướng: 'Tập trung gỡ vướng các dự án BĐS, năng lượng tái tạo kéo dài'

Thủ tướng: 'Tập trung gỡ vướng các dự án BĐS, năng lượng tái tạo kéo dài'

Bộ trưởng Công Thương cảnh báo loạt dự án điện lực chậm tiến độ

Bộ trưởng Công Thương cảnh báo loạt dự án điện lực chậm tiến độ

Tổng Bí thư: 'Cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện trong quản lý kinh tế'

Tổng Bí thư: 'Cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện trong quản lý kinh tế'

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói về hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói về hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải

Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.