'Áp thuế TTĐB với đồ uống có đường chỉ ảnh hưởng ngắn hạn tới doanh nghiệp'

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - 20/03/2023 07:08 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính nhận định đối với Việt Nam, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường trở thành vấn đề cấp bách. Nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, sản lượng có thể suy giảm trong một vài năm đầu tiên, nhưng sau đó sẽ phục hồi và có thể tiếp tục tăng.

VNF
'Áp thuế TTĐB với đồ uống có đường chỉ ảnh hưởng ngắn hạn tới doanh nghiệp'

Tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng nhanh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng khái niệm đồ uống có đường là tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do, gồm có: Nước ngọt không chứa cồn có ga hoặc không có ga; nước ép trái cây/rau củ, đồ uống từ trái cây/rau củ, dưới dạng đồ uống; chất cô đặc dạng lỏng và bột, nước có pha chế hương liệu; nước tăng lực; đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn; cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu.

Trong đó, đường tự do là các đường đơn (như glucose, fructose) và đường đôi (sucrose hoặc đường ăn) được thêm vào (bởi nhà sản xuất, người chế biến, nấu thực phẩm hoặc người tiêu dùng thêm vào thực phẩm); đường tự nhiên (có trong mật ong, siro, nước ép hoa quả và nước hoa quả cô đặc).

Các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích đồ uống có đường chứa các loại đường bổ sung như đường sucrose hoặc đường đơn fructose. Một lon nước ngọt thông thường 330ml sẽ chứa khoảng 35g đường, tương đương cung cấp khoảng 140 kcal năng lượng, trong khi cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng khác. Việc tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nhanh mức calo trong khẩu phần vì đánh lừa cảm giác ngon khi ăn các thực phảm khác; tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì ở cả người lớn và trẻ em…

Người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày/người, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo dưới 25g/ngày của WHO và gần bằng mức giới hạn tối đa 50g/ngày.

Đồ uống có đường là một trong những nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì với cả trẻ em và người lớn. Sử dụng nhiều đồ uống có đường có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe vì cùng với việc gây ra tăng cân và béo phì còn làm tăng các bệnh kháng insulin, bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh gan, sâu răng, bệnh gout, ung thư tuyến tụy và gan…

Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở khu vực thành phố. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc mới nhất (2017-2020) do Bộ Y tế công bố năm 2021 cho thấy, tỷ lệ thừa cân và béo phì tại Việt Nam tăng hơn gấp đôi trong vòng 10 năm qua, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020 và trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm, gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỷ lệ tử vong.

Biểu đồ về mức tiêu thụ đồ uống có đường tính theo đầu người tại Việt Nam tăng nhanh (lít/người/năm): Nguồn: TTX Việt Nam

Thuế là một biện pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Chính vì vậy, WHO khuyến nghị các quốc gia cần có các chính sách nhằm kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường trên thế giới như: Chính sách bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe… trên bao bì sản phẩm đồ uống có đường. Đồng thời, cần có chính sách kiểm soát quảng cáo các sản phẩm đồ uống có đường đặc biệt là đối với trẻ em; chính sách can thiệp dinh dưỡng trong trường học; đánh thuế đối với đồ uống có đường… Theo WHO, đánh thuế đồ uống có đường được ủng hộ trên toàn cầu như một biện pháp hữu hiệu và khả thi để giảm mua đồ uống có đường và góp phần giảm gánh nặng thừa cân, béo phì và giảm các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống.

Trên thực tế, hiện nay tại Việt Nam chưa có thuế TTĐB đánh vào đồ uống có đường, hiện sản phẩm này chỉ chịu ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng 10%. Do vậy, các chuyên gia của WHO đưa ra bốn phương án áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.

Phương án 1: Áp thuế 3.500 đồng/lít đồ uống có đường. Theo đó, giá sẽ tăng từ 14% (nước quả) tới 23% (trà và cà phê uống sẵn). Khi có thuế, tiêu thụ sản phẩm này sẽ giảm khoảng 864 triệu lít, số thuế thu được sẽ khoảng 12.090 tỷ đồng. Phương án này làm giảm số lượng lớn đồ uống có đường, tạo động cơ giảm tiêu dùng hoặc đồ uống có đường chứa trong bao bì nhỏ hơn.

Phương án 2: Áp thuế 35 đồng mỗi gam đường trong 100 ml. Khi đó giá sẽ tăng từ 10% (nước quả và nước thể thao) tới 25% (nước uống tăng lực); sức tiêu thụ sẽ giảm khoảng 880 triệu lít; thuế thu được khoảng 12.4000 tỷ đồng. Phương án thứ hai nhằm tác động trực tiếp làm giảm hàm lượng đường trong đồ uống, từ đó tạo động cơ giảm tiêu dùng hoặc thay thế đồ uống có hàm lượng đường cao bằng đồ uống có hàm lượng đường thấp hoặc không chứa hàm lượng đường.

Phương án 3: Áp thuế 40% giá xuất xưởng, khi đó giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 20%; tiêu thụ sẽ giảm 863 triệu lít; thuế thu được là 12.400 tỷ đồng.

Phương án 4: Áp thuế 10% giá xuất xưởng, giá tiêu thụ sẽ tăng khoảng 5%; tiêu thụ sẽ giảm 216 triệu lít; thuế thu được khoảng 3.690 tỷ đồng.

Hai phương án này nhằm tác động tới việc tiêu dùng đồ uống có đường nói chung nhưng hướng nhiều hơn tới các loại đồ uống có giá cao hơn.

Ngoài các phương án trên, WHO khuyến nghị hoặc là Việt Nam có thể xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ để giảm nguy cơ sức khỏe cho các thế hệ tương lai. Như vậy theo WHO, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả để  giảm mức tiêu thụ nước ngọt có đường, góp phần dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm.

Vấn đề là thời điểm và mức độ, cách đánh thuế sao cho phù hợp. Trên thế giới, các quốc gia phát triển và có tỷ lệ béo phì cao đều đang dần thực hiện việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Nếu năm 2012 chỉ có khoảng 15 quốc gia đánh thuế đối với đồ uống có đường, đến nay đã có ít nhất 67 quốc gia/vùng lãnh thổ đánh thuế đối với đồ uống có đường, trong đó 56 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt; 9 quốc gia áp thuế nhập khẩu; 2 quốc gia áp thuế hàng hóa và dịch vụ. Trong đó, gồm các quốc gia phát triển và đang phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga...

Ở Mỹ, Philadelphia quyết định áp dụng thuế với đồ uống có đường vào ngày 16/06/2016, có hiệu lực từ 1/2017 với mức 50 cent/lít (khoảng 11.000 VND) gồm cả những đồ uống có chất tạo ngọt giả, soda, đồ uống được dùng cho thể thao, nước uống tăng lực và tiền chất tạo ngọt trong cà phê và trà. Bang Caliphocnia áp dụng thuế suất 10 cent/lít đồ uống có đường, bang Colorado áp dụng thuế suất là 20 cent/lít đồ uống có đường.

Nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, sản lượng có thể suy giảm trong một vài năm đầu tiên, nhưng sau đó sẽ phục hồi và có thể tiếp tục tăng.

Ở Đông Nam Á hiện có 6 quốc gia gồm: Thái Lan, Philippines, Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Còn Indonesia hiện đang xem xét áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Thái Lan thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có ga là 20%, nước khoáng nhân tạo là 25%, nước hoa quả nhân tạo không lên men là 4%. Campuchia thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có ga không cồn và sản phẩm tương tự với thuế suất 10%.

Philippines thu thuế tiêu thụ đặc biệt: 6 peso/lít đổi với đồ uống sử dụng chất làm ngọt hoàn toàn calo và chất làm ngọt hoàn toàn không calo hoặc hỗn hợp chất làm ngọt có calo và không calo; 12 peso/lít đối với đồ uống sử dụng siro ngô có hàm lượng fructose cao hoặc kết hợp với bất kỳ chất làm ngọt có calo hoặc không calo nào. Còn Indonesia đang kiến nghị thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường và ga từ 1.500 - 2.500 rupiah cho mỗi lít tùy loại đồ uống. Như vậy, trong 10 quốc gia Hiệp hội ASEAN đã có 7 quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.

Đối với Việt Nam việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường trở thành vấn đề cấp bách. Việc xem xét, chỉnh sửa và đề nghị Quốc hội phê duyệt Luật thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường có thể thực hiện ngay trong năm 2023 để góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ngành đồ uống đã cho thấy những dấu hiệu phục hồi trong năm 2022 nhờ những hỗ trợ về mặt vĩ mô của Chính phủ, nỗ lực của mỗi doanh nghiệp.

Trong nhiều năm qua sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồ uống có đường tăng mạnh. Năm 2018 tăng 5,15% so với 2017. Năm 2019 tăng 4,9% so với 2018; năm 2020 tăng 4,5% so với 2019; năm 2021 tăng 4,2%; năm 2022 sản xuất và tiêu thụ hơn 10 tỷ lít với mức tăng hơn 5% so với 2021. Xuất khẩu nước giải khát cũng tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu nước giải khát có gas năm 2022 đạt khoảng 44 nghìn USD, tăng khoảng 42% so với cung kì năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu nước ngọt không gas đạt khoảng 167 nghìn USD, tăng khoảng 42% so với cùng kì năm 2021.

Nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, sản lượng có thể suy giảm trong một vài năm đầu tiên, nhưng sau đó sẽ phục hồi và có thể tiếp tục tăng. Hơn nữa, về bản chất thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế đánh vào người tiêu dùng nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ là người nộp hộ thuế cho người tiêu dùng, nên ngoài mức suy giảm trong một thời gian ngắn về sản lượng, thì các doanh nghiệp trong ngành ít chịu các tác động khác.

Nếu áp dụng theo phương án 4 thì thậm chí mức suy giảm sản lượng sản xuất và tiêu thụ chỉ bằng phân nửa mức tăng trưởng bình quân hàng năm. Như vậy, nếu áp mức thuế suất 10% như Campuchia sẽ có tác động không quá lớn đến sản xuất và tiêu thụ đồ uống có đường. Vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ uống có đường phải chuẩn bị sẵn sàng các phương án để thích ứng với các chính sách mới trong lĩnh vực này.

Điều chỉnh thói quen tiêu dùng, nâng cao nhận thức về tiêu dùng đồ uống có đường, giảm thiểu sự tổn thất kinh tế do tăng cân và béo phì và việc phát sinh các bệnh có liên quan, giảm gánh nặng chi phí y tế và tỷ lệ tử vong, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh, hài hòa, bền vững của các thế hệ tương lai của đất nước. Ba biện pháp cơ bản là: Chính sách bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe… trên bao bì sản phẩm đồ uống có đường; Chính sách kiểm soát quảng cáo các sản phẩm đồ uống có đường; Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

Xem thêm: Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Doanh nghiệp rượu bia xin hoãn 2 năm vì khó khăn

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UB Thường vụ Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UB Thường vụ Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

(VNF) - Công ty thẻ tín dụng Hàn Quốc Lotte Card vừa hoàn tất đợt tăng vốn trị giá hơn 1.726 tỷ đồng (khoảng 68 triệu USD) cho pháp nhân tại Việt Nam là Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE FINANCE). Đây là lần tăng vốn lớn nhất kể từ khi công ty bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2018.

Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền

Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền

(VNF) - Bán ngân hàng thương mại nhà nước đang tích cực chuẩn bị cho việc bán vàng miếng SJC từ ngày 3/6, không đặt mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế. Giá bán theo giá nhà nước và được công khai trên website 4 ngân hàng.

Điều tra dấu hiệu phạm tội tại 7 lô đất ‘vàng’ của Công ty Lương thực Đà Nẵng

Điều tra dấu hiệu phạm tội tại 7 lô đất ‘vàng’ của Công ty Lương thực Đà Nẵng

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP. Đà Nẵng đang thụ lý, giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đối với 7 lô đất “vàng” tại Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng.

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

(VNF) - Giá xăng ngày 30/5 giảm theo xu hướng thế giới tuần qua, mức giảm dao động từ 518 đồng đến 694 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít.

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam vừa vướng phải 'tai tiếng' về việc có dấu hiệu gian lận khi cung cấp tài liệu tham dự thầu tại Gói thầu số 3 do Cục Đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư.

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

(VNF) - KIDO lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 800 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với mức thực hiện năm 2023.

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

(VNF) - Theo những người trong ngành, Huawei Technologies đã nổi lên như một nhà cung cấp chip trí tuệ nhân tạo (AI) chính ở Trung Quốc sau khi Mỹ tung các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với bộ xử lý tiên tiến của Nvidia.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.