Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty Cổ phần Asanzo được thành lập vào cuối năm 2013 với nhà máy ban đầu có trị giá 20 triệu USD được xây dựng tại TP. HCM. Năm 2014, Asanzo gia nhập làng điện tử Việt với những sản phẩm tivi giá rẻ dành cho thị trường nông thôn.
Công ty có tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Tập đoàn Asan, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Cổ đông sáng lập là ông Phạm Văn Tam (nắm 90% vốn), Công ty TNHH Truyền thông Asanzo (2%), Công ty Điện tử Asanzo Việt Nam (2%), Phạm Xuân Tình (2%), Phạm Văn Toán (2%) và Phạm Thị The (2%). Tuy nhiên, đến nay ông Phạm Văn Tam chỉ còn nắm 1% cổ phần tập đoàn này và người đại diện pháp luật chuyển sang ông Phạm Xuân Tình.
Chỉ sau một năm có mặt trên thị trường, Asanzo đã đạt doanh số hơn 100.000 chiếc tivi. Năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần. Năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000 chiếc. Đến năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại. Riêng dòng sản phẩm chủ lực là tivi, Asanzo chiếm tới 15% thị phần tivi Việt.
Năm 2015, doanh thu Asanzo đạt 1.200 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2.500 tỷ đồng. Đến năm 2017, Asanzo đã nâng doanh thu lên 4.600 tỷ đồng và năm 2018 Asanzo đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng.
Từ một doanh nghiệp sản xuất tivi, sau 5 năm, Asanzo trở thành tập đoàn có hơn 70 dòng sản phẩm điện tử, 7 nhà máy, hơn 2.000 cán bộ công nhân viên, 15.000 điểm bán hàng và 1.000 trạm bảo hành trên toàn quốc.
Trên website chính thức của mình, Asanzo giới thiệu công ty tập trung vào các thiết bị điện tử, điện lạnh, điện gia dụng trong gia đình như tivi, điện thoại, tủ đông lạnh máy điều hòa, quạt làm mát không khí...
Theo giới thiệu, tivi Asanzo được sản xuất và lắp ráp dựa trên công nghệ Nhật Bản hiện đại và chất lượng cao. Với lợi thế sản xuất và lắp ráp ngay tại thị trường nội địa do đó giá thành của các mẫu tivi Asanzo cũng thấp hơn nhiều so với các thương hiệu cạnh tranh khác như Samsung, Sony, LG...
Những ngày gần đây, người tiêu dùng xôn xao trước thông tin Công ty Asanzo gắn nhãn mác hàng “Việt Nam chất lượng cao” lên những sản phẩm đồ điện, điện tử nhập khẩu từ Trung Quốc. Thương hiệu Asanzo luôn được quảng cáo là hàng Việt Nam nhưng nay lại là hàng Trung Quốc nhập khẩu dán nhãn mác Việt Nam để nhập nhèm xuất xứ, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Chủ tịch Asanzo thừa nhận sản phẩm của Asanzo không phải “Made in Việt Nam”
Trước nghi vấn Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam, Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam cũng đã thừa nhận rằng sản phẩm của Asanzo không phải “Made in Việt Nam” mà xuất xứ tại Việt Nam. Cụ thể, trong một chiếc tivi Asanzo có khoảng 70% nhập khẩu và 30% là được sản xuất trong nước.
Ngay sau thông tin báo chí phản ánh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã quyết định tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao" đối với doanh nghiệp Asanzo bởi hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt, ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Tại buổi làm việc với báo Tuổi Trẻ mới đây, ông Tam cho biết tỷ lệ nội địa hóa của tivi Asanzo không phải tính trên từng món linh kiện mà tính trên giá tiền hóa đơn đầu vào - nghĩa là trên giá tiền sản phẩm mua vào để làm ra một cái tivi. Nếu tính trên hóa đơn thì giá trị tỷ lệ linh kiện nhập khẩu từ 60-70%, còn lại khoảng 30-40% là nội địa.
Khi được hỏi tỷ lệ nội địa gồm những gì? Ông Tam cho biết: "Đó là vỏ nhựa, dây nguồn điện, thùng xốp, bao bì giấy, nhân công lắp ráp... Mấy cái này mình được phép cộng vào. Mình tính thế thôi chứ không muốn tính nhiều hơn, rồi công bố là nội địa hóa đến 80-90%".
Trước nghi vấn hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, hàng loạt siêu thị điện máy tại Việt Nam đã tạm thời bỏ sản phẩm của Asanzo khỏi danh mục bán hàng và chờ đợi kết luận chính thức từ cơ quan chức năng.
Ngay trong tối 24/6, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả phải được báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7.
Vụ việc hiện vẫn đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.