Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đến nay, ngành hàng không Việt Nam đã có những bước thay đổi mạnh mẽ. Năm 2015, Vietnam Airlines đã chinh phục mục tiêu 4 sao và được tổ chức Skytrax đánh giá nằm trong Top 10 hãng hàng không phát triển nhất thế giới. Không chỉ Vietnam Airlines, năm 2015, hãng hàng không Vietjet Air cũng ghi dấu ấn với mức lãi khủng sau 4 năm hoạt động, vận chuyển tới trên 40% lượng khách nội địa… Mới đây nhất, hãng hàng không non trẻ Bamboo Airways của Tỷ phú Trịnh Văn Quyết chỉ sau 6 tháng bay cũng đã đạt tới 1 triệu lượt khách.
Trở lại những con số “biết nói” của năm 2018, lĩnh vực hàng không đã đón 106 triệu lượt hành khách tăng 12,9% so với năm 2017 và sản lượng hàng hóa ước đạt gần 1,5 triệu tấn hàng hóa tăng 7,7% so với năm 2017. “Các hãng hàng không đã vận chuyển trên 50 triệu hành khách tăng 14% và gần 400 nghìn tấn hàng hóa tăng 26% so với năm 2017”, báo cáo của Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho hay.
Trao đổi với Nhà Đầu tư, ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục HKVN cho biết: Hiện thị trường hàng không Việt đang sự tham gia khai thác của 68 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia/vùng lãnh thổ. Trong đó, có 5 hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways và VASCO.
“Các hãng hàng không đang khai thác gần 130 đường bay quốc tế giữa Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hải Phòng và 28 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đối với thị trường nội địa, 5 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 48 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh với 18 sân bay địa phương. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 7 thế giới và thứ 3 của khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tốc độ tăng trưởng hàng không. Việc một số doanh nghiệp xếp hàng xin giấy phép kinh hàng không trong thời điểm này cũng là dễ hiểu”, ông Võ Huy Cường nói.
Trên thực tế, trong hơn 20 năm qua, ngành hàng không cũng chứng kiến sự “ngã ngựa” của nhiều đại gia tham gia vào thị trường khó tính này. Bởi lẽ, chi phí cho mỗi chuyến bay từ lương phi công, tiếp viên, nhiên liệu bay, các dịch vụ mặt đất… đều có chi phí cực lớn. Thế nhưng không ít những đại gia đã phải bỏ cuộc chơi.
Còn nhớ, Indochina Airlines là một cái tên đình đám gắn liền với thương hiệu của nhạc sỹ Hà Dũng, đây cũng là hãng hàng không tư nhân đầu tiên đi vào hoạt động tại Việt Nam.
Indochina Airlines được thành lập vào tháng 5/2008 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Hàng không Tăng Tốc, tên giao dịch quốc tế AirSpeedUp JSC, vốn điều lệ là 200 tỷ đồng. Thời gian ngắn sau đó, ngày 17/10/2008, hãng đã được đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương Indochina Airlines.
Dù vốn 200 tỷ đồng, nhưng Indochina Airlines của nhạc sỹ Hà Dũng chỉ “rón rén” thuê hai chiếc Boeing 737-800 từ hãng Travel Service của cộng hòa Séc, giá thuê mỗi chiếc 15 tỷ/tháng. Ấy vậy mà chỉ sau 1 năm hoạt động, Indochina Airlines lún sâu vào khủng hoảng. Đến cuối năm 2011, Indochina Airlines hầu như biến mất khỏi “bản đồ” bay Việt Nam.
Sau Indochina Airlines, hãng hàng không “sếu đầu đỏ” Air Mekong của đại gia nuôi tôm Đoàn Quốc Việt cũng gây được sự chú ý mạnh mẽ khi chính thức bay vào tháng 10/2010, sau gần 2 năm hoạt động, Air Mekong có 4 tàu bay thương mại Bombardier CRJ 900, với 13 đường bay đến 9 điểm nội địa. Đến tháng 6/2012, Air Mekong bàn với Eximbank góp 11% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đến tháng 3/2013, Air Mekong xin phép tạm dừng bay với lý do là tái cơ cấu đội tàu bay. Sau 1 năm, hãng vẫn không có động thái bay. Đến tháng 1/2015, Bộ GTVT đã rút giấy phép kinh doanh vận chuyển của Air Mekong.
Trước Air Mekong, 2 hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines và Trãi Thiên cũng bị Bộ GTVT rút giấy phép kinh doanh do không đáp ứng được năng lực bay.
Rõ ràng, thị trường hàng không Việt là “cô gái đẹp” nhưng “kiêu kỳ” nên nếu không đủ lực thì khó có thể chinh phục được. Tuy nhiên, hiện đã và đang có nhiều “đại gia” nhìn thấy tiềm năng lớn từ thị trường hàng không. Chia sẻ với Nhà Đầu tư, một doanh nhân (xin được giấu tên) cho biết: “Thị trường bất động sản đang chững lại, cung vượt quá cầu (ví dụ như Đà Nẵng chẳng hạn), đã đến lúc phải tìm hướng đi mới, mà thị trường hàng không là một điểm đến hấp dẫn, nếu vận hành tốt lợi nhuận sẽ ổn định trong hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm”.
Dù đó là chia sẻ cá nhân, nhưng điều này không phải là không có lý, hãy nhìn vào một loạt các cái tên đình đám đang xếp hàng chờ giấy phép như: Hàng không ngôi sao Việt (Vietstar Airlines), đây là hãng hàng không liên doanh giữa Công ty TNHH MTV hàng không Vietstar, Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Tín Thành và Công ty sửa chữa máy bay A41 (thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân).
Vietstar Airlines được thành lập vào giữa năm 2016 với mức vốn điều lệ là 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện Vietstar Airlines vẫn chưa thể cất cánh. Điểm vướng của Vietstar Airlines là chọn sân bay Tân Sơn Nhất làm “thủ phủ”. Trong khi đó, nhà ga T3 mới chưa được xây dựng.
Hoặc như, Vietravel đã trình Bộ GTVT hồ sơ thành lập Hãng hàng không Lữ hành du lịch Việt Nam - Vietravel Airlines với mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, 100% vốn của Vietravel. Với việc chọn cảng hàng không Phú Bài làm “căn cứ”, hãng này tự tin tuyên bố dự kiến bay vào tháng 1/2020.
Nhưng có lẽ thông tin đáng chú ý nhất phải kể đến sự tham gia của Tập đoàn Vingroup với sự ra mắt của Hãng hàng không Vinpearl Air. Tham vọng kinh doanh “bầu trời” của Vinpearl Air lộ diện rõ hơn khi xuất hiện tân “thuyền trưởng” Phan Xuân Đức, người từng là Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines về làm Tổng giám đốc Vinpearl Air. Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup còn “câu” được nhiều nhân sự từ Bộ GTVT, Cục Hàng không VN về với Vinpearl Air.
Hiện tại, Hãng hàng không Vinpearl Air của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn là một ẩn số thú vị đang được nhiều người quan tâm nhất. Trong một động thái mới nhất, Vinpearl Air đã có văn bản đề xuất gửi tới Bộ GTVT, cho phép chọn Nội Bài làm sân bay căn cứ. Gần như ngay lập tức, Cục hàng không Việt Nam đã “gật đầu” vì cho rằng, hiện Nội Bài “dư” điểm đỗ đáp ứng. Nêu nhớ, việc được chọn “thủ phủ” tại Nội Bài sẽ là lợi thế rất nhiều trong việc cạnh tranh kinh doanh giữa các hãng hàng không.
Nhận định về lợi thế cạnh tranh hàng không, một chuyên gia nhân định: “Rõ ràng Vinpearl Air là đối thủ đáng gờm khi hãng này có thể khai thác theo hướng combo bay - nghỉ dưỡng, lặp lại theo cách mà Bamboo Airways đang làm. Nhưng nên nhớ, các khu nghỉ dưỡng của Tập đoàn Vingroup luôn có số lượng khách rất đông, trải dài trên cả nước. Nếu giá vé tích hợp bay, nghỉ dưỡng, tham quan… sẽ là điều vô cùng hấp dẫn khách hàng”.
Hiện tại, dù Vinpearl Air đang là ẩn số nhưng những bước “chạy đà” của hãng hàng không này đang được các “đối thủ” theo dõi sát sao. Đặc biệt là thương hiệu của Tập đoàn Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã được khẳng định trong nhiều lĩnh vực. Theo dự đoán, Vinpearl Air sẽ đặt mục tiêu hãng hàng không 4 sao và tiến tới 5 sao trong tương lai không xa.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.