BĐS tuần qua: Đề xuất tăng thuế để hạn chế di dân vào Hà Nội và TP. HCM, 9 dự án của Lã Vọng lộ sai phạm

Lệ Chi - 24/11/2019 10:25 (GMT+7)

(VNF) - Đề xuất tăng thuế để hạn chế dân di cư vào Hà Nội, TP. HCM; Công bố 9 dự án vàng giữa Thủ đô của Tập đoàn Lã Vọng mắc loạt sai phạm; Geleximco xin giao thêm 149ha không qua đấu giá tại siêu dự án Đồi Rồng; Thanh Hóa điều chỉnh khu đô thị sinh thái 1.260ha của Sun Group; Tập đoàn Sao Mai tính rót tiền làm khu đô thị 310ha tại quê Chủ tịch HĐQT... là những thông tin bất động sản đáng chú ý nhất trong tuần qua.

VNF
Đề xuất tăng thuế để hạn chế dân di cư vào Hà Nội, TP. HCM

GS Đặng Hùng Võ: Tăng thuế để hạn chế dân di cư vào Hà Nội, TP. HCM

Tại hội thảo “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn TP. HCM” diễn ra hôm 22/11, GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT, cho hay hiện TP. HCM và Hà Nội đang muốn điều chỉnh dòng người di cư vào hai thành phố này.

Tuy nhiên, việc áp dụng quy định pháp luật hay quyết định hành chính để ngăn làn sóng di cư vào hai thành phố đều không được, bởi tự do cư trú là quyền của mỗi người. Cho nên trong trường hợp này chỉ áp dụng rào cản kỹ thuật.

Rào cản kỹ thuật ở đây, theo GS Đặng Hùng Võ, là áp mức thuế cao để những người sống ở TP. HCM và Hà Nội phải có thu nhập cao mới "trụ" được. Chứ với cách làm hiện tại khiến người dân ở địa phương đổ về hai thành phố này theo kiểu “bám vỉa hè đô thị để sống, mà không phải đóng đồng thuế nào”.

“Dùng thuế là bộ lọc, là rào cản kỹ thuật duy nhất để giải quyết vấn đề di cư. Chứ cứ như thế này chả mấy chốc dân số Hà Nội, TP. HCM tăng lên 40 - 50 triệu người mà không cách gì cản được”, GS Đặng Hùng Võ nói. 

Hà Nội công bố 16 dự án nhà ở người nước ngoài được mua

Ngày 18/11, Sở Xây dựng Hà Nội đã công bố danh sách 16 dự án nhà ở thương mại đảm bảo về an ninh, quốc phòng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trên địa bàn TP. Hà Nội.

Cụ thể, 16 dự án nhà ở người nước ngoài được mua tại Hội Nội gồm: Dự án đầu tư công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại tại 265 Cầu Giấy của liên danh Công ty Cổ phần Hóa chất và vật tư khoa học kỹ thuật và Tập đoàn FLC; Dự án nhà ở cao tầng kết hợp hành chính đơn vị ở tại ô đất NO-CT2 thuộc dự án Hải Đăng City của Công ty Cổ phần đầu tư Địa ốc Hải Đăng; Dự án Mipec Riverside của Công ty Cổ phần hóa dầu Quân đội;

Dự án TSQ Galaxy 1 và Khu nhà ở Him Lam Vạn Phúc của Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư Toàn Cầu GTC; Dự án khu chung cư quốc tế Hoàng Thành City của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Hoàng Thành; Dự án Dreamland Plaza của liên danh Công ty Cổ phần Xây lắp Giao thông công chính và Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Vinaland; Dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch tại xã Ninh Hiệp; Dự án Goldmark City của Công ty Cổ phần thương mại quảng cáo, xây dựng, địa ốc Việt Hân.

Người nước ngoài cũng có thể sở hữu tại dự án nhà ở chung cư để bán cho cán bộ chiến sỹ công an TP. Hà Nội; dự án xây dựng lại khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm; dự án khu nhà ở thấp tầng để bán tại số 2A, ngõ 85 phố hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; dự án CT15 Việt Hưng, Khu đô thị mới Việt Hưng, phường Giang Biên, quận Long Biên; dự án PCC1 Thanh Xuân tại số 44 Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân; dự án tổ hợp văn phòng, căn hộ và biệt thự tại 16 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình. (Xem thêm)

Tập đoàn Sao Mai tính rót tiền làm khu đô thị 310ha tại quê Chủ tịch HĐQT

Ngày 22/11, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa xin chấp thuận chủ trương lập quy hoạch khu đô thị mới tại xã Nguyên Bình và xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Trước đề xuất này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao UBND huyện Tĩnh Gia tổ chức, rà soát nhu cầu thực tế về phát triển đô thị, tái định cư tại khu vực xã Nguyên Bình và xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia với diện tích khoảng 310ha.

Tập đoàn Sao Mai (tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang) được ông Lê Thanh Thuấn thành lập và điều hành vào đầu năm 1997.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 vừa qua, ông Lê Thanh Thuấn - cổ đông sáng lập, đã rời chức vụ Chủ tịch HĐQT ASM và nhường lại ghế cho con gái là bà Lê Thị Nguyệt Thu. Như vậy, sau hơn 22 năm hình thành và phát triển, lần đầu tiên ASM có nữ Chủ tịch.

Điều đáng chú ý, Triệu Sơn, Thanh Hóa là quê hương của Chủ tịch HĐQT ASM Lê Thị Nguyệt Thu và cha bà - ông Lê Thanh Thuấn - cổ đông sáng lập ASM.

Nhân sự trong HĐQT ASM (nhiệm kỳ 2019 - 2024), tính cả ông Lê Thanh Thuấn, gồm 3/5 nhân sự gốc Triệu Sơn, Thanh Hóa, đó là bà Lê Thị Nguyệt Thu (con ruột ông Thuấn) và bà Hoàng Thị Thanh, thành viên độc lập HĐQT.

Cơ cấu cổ đông tập đoàn tính đến ngày 20/3/2019 gồm 5 cổ đông lớn là ông Lê Thanh Thuấn, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc (19,31%), Võ Thị Thanh Tâm – vợ ông Thuấn (5,20%), Lê Thị Nguyệt Thu – con ruột (5,33%), Lê Thị Thiên Trang – con ruột (5,14%), Lê Tuấn Anh – con ruột (7,41%). (Xem thêm)

Geleximco xin giao thêm 149ha không qua đấu giá tại siêu dự án Đồi Rồng 

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Hải Phòng hôm 20/11, Tập đoàn Geleximco đã kiến nghị thành phố tiếp tục giao 149,6ha còn lại cho doanh nghiệp để thực hiện dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn) theo đúng quy hoạch, đồng thời kiến nghị không tổ chức đấu giá đối với phần diện tích tăng thêm này.

Ngoài ra, Geleximco xin được tách thành 2 dự án độc lập bao gồm dự án sân golf khoảng 130ha và khu du lịch quốc tế Đồi Rồng khoảng 350ha.

Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 25.000 tỷ đồng, thực hiện trong thời gian 5 năm. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2019 - 2020, giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2023.

Về dự án nhà máy đốt rác phát điện tại xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên, đến nay chủ đầu tư đã hoàn thành đề xuất báo cáo tiền khả thi và gửi các ngành thành phố thẩm định, cho ý kiến.

Tập đoàn Geleximco đề nghị thành phố đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch cục bộ về xử lý chất thải rắn trên địa bàn; điều chỉnh quy hoạch điện lực; hoàn tất các bước lấy ý kiến cộng đồng dân cư về dự án...(Xem thêm)

9 dự án vàng giữa Thủ đô của Tập đoàn Lã Vọng mắc loạt sai phạm

Ngày 21/11, Thanh tra Chính phủ có kết luận thanh tra toàn diện các dự án của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng và các đơn vị thành viên trên địa bàn Hà Nội.

Trong số 9 dự án đã được thanh tra theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, có 5 dự án do Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng và các đơn vị thành viên thực hiện làm chủ đầu tư; 4 dự án khác thực hiện hợp tác đầu tư và thuê mặt bằng kinh doanh.

Cụ thể, tại dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai, Công ty Ngôi Nhà mới hợp tác liên danh với 2 đơn vị để lập Công ty Louis Group nhằm thực hiện dự án này, cũng theo hình thức BT. Công ty Louis được chỉ định thực hiện dự án BT có chiều dài 20,9 km, tổng vốn đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng. Vốn đối ứng thanh toán cho dự án là 39 ô đất, diện tích khoảng 343 ha.

Theo Thanh tra Chính phủ, việc chỉ định Công ty Louis thực hiện dự án là vi phạm quy định về đấu thầu. Cơ quan tham mưu cho UBND TP Hà Nội là Sở Kế hoạch & Đầu tư cũng căn cứ vào danh mục các ô đất theo đề xuất của Công ty Louis để trình thành phố quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Tại dự án khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, rộng 23,8 ha tại quận Hoàng Mai do công ty thành viên của Lã Vọng góp vốn cùng đối tác cũng không qua đấu thầu. Cơ quan thanh tra kết luận điều này sai quy định pháp luật.

Với 5 khu đất vàng DX1, DX2, DX3, DX4, CX2 diện tích khoảng 10.000 m2 tại khu đô thị mới Đông Nam đường Trần Duy Hưng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, quá trình Hà Nội giao đất cũng không thông qua đấu giá, làm tăng mật độ xây dựng. Khi giao 5 ô đất cho Công ty Lã Vọng, Hà Nội căn cứ vào đơn giá đất sản xuất nông nghiệp để cho thuê với mức giá khoảng 187.000 đồng mỗi m2 làm mặt bằng kinh doanh thương mại, kinh doanh nhà hàng, ẩm thực và bãi đỗ xe. Việc này theo Thanh tra Chính phủ đã "gây thất thu tiền sử dụng đất".

Sau khi thuê đất, Công ty Lã Vọng tự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, xây dựng công trình sai phép trên đất nhưng các cơ quan chức năng của Hà Nội không xử lý dứt điểm sai phạm.

Liên quan đến dự án Khu đô thị Quốc Oai, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện Hà Nội giao 27,5 ha đất để doanh nghiệp xây dựng khu nhà ở cao cấp không thông qua đấu thầu là vi phạm quy định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại. (Xem thêm)

Thanh Hóa điều chỉnh khu đô thị sinh thái 1.260ha của Sun Group

Ngày 21/11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn do Sun Group làm chủ đầu tư.

Ông Mai Xuân Liêm cho biết quy hoạch chi tiết khu đô thị sinh thái cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2548/QĐ - UBND ngày 4/7/2018. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn, việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn và cần quỹ đất tái định cư tại chỗ theo nhu cầu của nhân dân và một số nội dung khác có liên quan.

Ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch bao gồm các khu vực thuộc 8 phường: Quảng Tiến, Quảng Châu, Trung Sơn, Bắc Sơn, Quảng Thọ, Trường Sơn, Quảng Cư và 3 xã Quang Minh, Quảng Hùng, Quang Đại của thành phố Sầm Sơn.

Quy mô lập quy hoạch khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn rộng 1.260,41ha, dân số dự kiến khoảng 50.000 người. (Xem thêm)

Tập đoàn T&T muốn làm khu đô thị xanh 4.000ha tại Thanh Hóa

Tại buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm mới đây, Tập đoàn T&T đã nêu ý tưởng 2 quy hoạch là “quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Hàm Rồng - Núi Đọ thuộc vành đai xanh phía tây TP. Thanh Hóa” và “quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị mới TP. Thanh Hóa”.

Với 2 quy hoạch này, Tập đoàn T&T mong muốn xây dựng nơi đây thành những khu đô thị xanh gắn lịch sử và các hoạt động du lịch.

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Hàm Rồng - Núi Đọ sẽ có tổng diện tích khoảng 4.037ha. Với ý tưởng dựa trên hình dáng những đường tròn trên mặt trống đồng Đông Sơn, đơn vị tư vấn hình thành ý tưởng xây dựng khu vực Hàm Rồng – Núi Đọ trở thành khu đô thị xanh hàng đầu châu Á - một trung tâm của thung lũng nông nghiệp màu mỡ, gắn với giá trị lịch sử, văn hóa, đồng thời kết hợp với các khu thương mại dịch vụ. (Xem thêm)

Đường ống nước sông Đà lại trục trặc, cư dân Hateco Xuân Phương 'khát nước'

Với lý do dò rỉ đường ống nước sông Đà, đơn vị cấp nước là công ty cổ phần Viwaco thuộc Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Đông Đà đã thông báo cho cư dân chung cư Hateco Xuân Phương, Hà Nội chỉ mất nước 2 ngày và sẽ cấp lại vào ngày 21/11, tuy nhiên, đến thời điểm này, phía đơn vị cấp nước vẫn... thất hứa.

Việc thông báo một đằng, làm một một nẻo cho thấy chủ đầu tư Viwaco thiếu trung thực, đồng thời đẩy hàng nghìn cư dân Hateco Xuân Phương khốn khổ vì thiếu nước

Theo ghi nhận từ VietnamFinance, từ sáng sớm, hàng trăm người dân chung cư Hateco Xuân Phương đã mang theo xô, chậu đứng xếp từng hàng dài chờ đến lượt hứng nước mang về căn hộ của mình. Trong đó, có rất nhiều phụ nữ, người già.

Theo phản ánh của cư dân, 2 ngày nay cuộc sống của hàng nghìn cư dân ở đây bị đảo lộn vì mất nước. Điều đáng nói, việc mất nước không đúng với thời điểm trong thông báo của đơn vị cấp nước lẫn Ban quản lý tòa nhà khiến cho người dân không kịp trở tay, rơi vào tình thế bị động hoàn toàn. (Xem thêm)

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.