Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho biết đại dịch Covid-19 đã tạo ra cơn đại khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế nước ta, từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình và từng người dân.
“Sau hơn một năm rưỡi đồng hành với nhà nước trong phòng, chống đại dịch Covid-19 và nỗ lực chống chịu để tự cứu mình, cho đến nay có thể nhận thấy rõ là hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, thậm chí có một số doanh nghiệp lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt, nguồn lực bị bào mòn, có nguy cơ bị phá sản, nếu không được nhà nước hỗ trợ kịp thời thêm”, Hiệp hội nhấn mạnh.
HoREA cũng cho rằng lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 7-8% GDP cả nước và có liên quan đến hơn 35 ngành nghề khác nhau, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Do vậy, nhà nước cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản vượt qua cơn bão đại dịch Covid-19 lần này, để tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho các tầng lớp.
Theo Hiệp hội, hiện nay, nhiều khó khăn đang bủa vây hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản khi phải thực hiện giãn cách xã hội qua 4 đợt bùng phát dịch bệnh, kể từ đầu năm 2020 cho đến nay và dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp, khó lường.
Cái khó đầu tiên, theo HoREA là “ách tắc, vướng mắc” do một số quy định pháp luật “bất cập” và quy trình thủ tục hành chính chồng chéo đối với các dự án nhà ở thương mại.
“Thiếu dòng tiền mới là cái khó trực tiếp lớn nhất và đáng quan ngại nhất, vì tương tự như cơ thể bị “thiếu ô-xy”, việc “thiếu ô-xy dòng tiền” có thể làm cho doanh nghiệp bị “ngộp thở” ngay lập tức, do không còn tiền để trả lãi vay, trả nợ, không còn tiền để duy trì bộ máy và hỗ trợ, giữ chân người lao động,... các dự án không thể triển khai đúng tiến độ, phải dừng công trình xây dựng, thiếu sản phẩm trong lúc thị trường bị “đứng hình”, giao dịch bị sụt giảm mạnh, không bán được sản phẩm, doanh số bán hàng bị “rơi thẳng đứng”, không thể huy động được vốn như trước đây”, HoREA nêu.
Cũng theo hiệp hội này, cái khó “thiếu dòng tiền” có liên quan trực tiếp đến “cái khó về tín dụng” vì trong lúc này, lãi suất vay ngân hàng chưa giảm như kỳ vọng và doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng “đều đặn” hàng tháng.
HoREA cũng chỉ ra thực tế nhiều doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo vay mượn, thậm chí phải “vay nóng” để trả lương, duy trì hoạt động tối thiểu, trả lãi ngân hàng, nhất là các khoản vay tín dụng đến hạn so dợ bị xếp loại “nợ xấu, nhóm nợ xấu hơn”.
“'Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản' là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi doanh nghiệp phải đương đầu, mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến “thiếu dòng tiền”, nên doanh nghiệp có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình”, HoREA cho hay. (Xem thêm)
Làn sóng dịch bệnh thứ tư và lệnh giãn cách kéo dài tại Hà Nội, TP. HCM đã khiến hàng loạt doanh nghiệp phát triển nhà ở gần như không thể triển khai các hoạt động xây dựng, bán hàng. Tùy thuộc vào năng lực, mỗi doanh nghiệp lựa chọn một kiểu xoay xở, hoặc cố gắng bán hàng, hoặc âm thầm chuẩn bị, hoặc thậm chí là… ngồi chơi.
Tại TP. HCM, VietnamFinance ghi nhận nhiều doanh nghiệp lớn đã tạm dừng các chiến dịch truyền thông – marketing cho các dự án nhà ở. Các kế hoạch này dự kiến sẽ chỉ tái khởi động sau ngày 15/9 – thời điểm TP. HCM phấn đấu kiểm soát được dịch.
Tuy vậy, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản khi được hỏi về tình hình sản xuất, kinh doanh trong hoàn cảnh giãn cách kéo dài đã từ chối trả lời với lý do… “không biết phải nói gì”.
Thực tế cho thấy đó là một lý do… rất thật. Lệnh giãn cách đã khiến hàng chục, hàng trăm dự án nhà ở tại nhiều tỉnh thành phải tạm dừng thi công. Nhưng điều đáng quan ngại hơn là các lệnh giãn cách cứ nối dài và không đoán định được ngày kết thúc, khiến các doanh nghiệp khó lòng hoạch định được kế hoạch kinh doanh.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, tổng giám đốc Đại Phúc Land, cách đây ít hôm, nói với VietnamFinance rằng sau nhiều lần "nén" và "bung" theo các đợt dịch bệnh trong gần 2 năm qua, các doanh nghiệp bất động sản đã giảm sút nguồn lực khá nhiều. Đến đợt dịch thứ 4 lần này, tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp bất động sản đã phải bật chế độ cảnh báo cao nhất và tính toán đến kịch bản hy sinh hết quý III, thậm chí có thể cả một phần quý IV.
Năm 2021 đang trôi về những tháng cuối cùng – thời điểm buôn bán được cho là sôi động nhất trong năm, nhưng viễn cảnh ra hàng, giao dịch, chốt lời vẫn đang hết sức mông lung, bất định. (Xem thêm)
Làn sóng Covid-19 thứ tư bất ngờ ập đến với Việt Nam từ cuối tháng Tư và trở nên nghiêm trọng từ đầu tháng Sáu, đã đẩy thị trường xây dựng vào tình cảnh khó khăn chưa từng có: hàng loạt dự án phải dừng thi công, người lao động không muốn/không thể hoặc rất khó đi làm, doanh nghiệp chật vật đáp ứng các điều kiện khắt khe về phòng chống dịch bệnh và đối diện những rủi ro lớn về chi phí.
Đáng nói, việc tái bùng phát Covid-19 lại diễn ra trong bối cảnh giá nguyên vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép, tăng cao đến rất cao so với đầu năm, khiến chi phí sản xuất của các nhà thầu bị đội lên, trong khi đa số hợp đồng xây dựng đang áp dụng đơn giá cố định.
Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta, ông Hoàng Ngọc Tú, nói với VietnamFinance rằng gần như tất cả các dự án và đại dự án của doanh nghiệp này đều phải tạm dừng thi công. Điều này khiến sản lượng của công ty sụt giảm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh thu và lợi nhuận.
Tương tự về hoàn cảnh, ông Michael Trần, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) cho biết những công trường như Lancaster Legacy, Opal Skylines, Hồ Tràm Strip, hay Lancaster Luminaire... của doanh nghiệp này đều đã dừng tất cả các hoạt động xây dựng để tập trung nguồn lực cho việc chống dịch.
Câu chuyện của Delta hay Coteccons không phải là cá biệt mà là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp xây dựng hiện nay. Chẳng hạn như Tổng công ty 319 – Bộ Quốc phòng, trong công văn gửi tới Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam hôm 10/8, cho biết đơn vị này đang phải đối mặt với tình trạng nhiều công trường thi công ngưng trệ do không huy động được thiết bị, thiếu nhân lực, vật liệu khan hiếm, tăng giá, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công, thanh quyết toán để thu hồi vốn.
Tập đoàn CIENCO4 cũng “than” với Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam rằng quy định không thống nhất giữa các địa phương về các biện pháp giãn cách xã hội đã hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này. Ngoài ra, CIENCO4 cũng kêu khó về nguồn cung cấp vật liệu, thiếu hụt nhân lực do nhiều công nhân nghỉ việc. (Xem thêm)
Bất chấp tình hình dịch bệnh rất phức tạp, hoạt động chuyển nhượng và mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản vẫn chứng kiến nhiều thương vụ đình đám của loạt doanh nghiệp tên tuổi thông qua hình thức mua cổ phần doanh nghiệp, mua quỹ đất hoặc góp vốn…
Nói với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản EZ Việt Nam (EZ Property), cho hay từ năm ngoái đến nay, các cuộc đi săn và thôn tính rõ nét nhất vẫn là các “cá mập” ngân hàng, không thấy bóng dáng khối ngoại.
Ông Toản tiết lộ đứng đằng sau các chủ ngân hàng này đều ghi đậm dấu ấn của một “đại gia” địa ốc, như Techcombank - Masterise, VPBank - MIK, HDBank - Phú Long…
Sếp EZ Property cũng cho biết tại thị trường miền Bắc, 2 cái tên được quan tâm là Sunshine và Vimefulland khi mạnh tay thâu tóm dự án. Còn ở phía Nam là lãnh địa của các doanh nghiệp lớn như Him Lam, Hưng Thịnh, Trung Thuỷ, Masterise Group, Nam Long...
Theo ông Toản, thị trường phía Bắc ngày càng chứng kiến sự hiện diện nhiều hơn của các chủ đầu tư miền Nam. Bởi lẽ, họ đánh giá thị trường phía Bắc tiềm năng, mặt khác là tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Hơn nữa, giá bất động sản cũng thấp hơn 30-50% so với khu vực Sài Gòn và còn nhiều dư địa phát triển, nhất là tại thị trường các tỉnh.
Dẫn ví dụ, ông Toản cho biết Masterise Group thâu tóm khu đất rộng hơn 4.000m2 tại số 22 - 24 phố Hàng Bài của Tân Hoàng Minh. Sau khi về tay Masterise Group, dự án có tên gọi là The Grand HaNoi - Masterise D'. San Raffles, và hiện được rao bán với mức giá từ 25.000 - 30.000USD/m2, tương đương mỗi căn hộ rơi vào khoảng 85 - 175 tỷ đồng.
Là đơn vị chuyên tư vấn M&A bất động sản, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT Công ty Sohovietnam, cho biết từ đầu năm đến nay, hầu hết các thương vụ M&A đều là doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, thời gian qua có rất nhiều người bán nhưng phía người mua lại ít.
“Có thể nói làn sóng Covid-19 lần thứ 4 rất phức tạp khiến các thợ săn giai đoạn này đang dò tìm, tính toán, nghe ngóng nhiều hơn là quyết định xuống tiền”, ông Cần đánh giá.
Theo Chủ tịch Sohovietnam, do dịch bệnh kéo dài đã ngăn cản các cuộc xúc tiến trực tiếp giữa người bán và người mua. Sau khi dịch bệnh qua đi, vị Chủ tịch dự báo các thương vụ M&A sẽ được thực hiện mạnh mẽ. (Xem thêm)
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có Công văn số 11258 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xin ý kiến thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp thuộc khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ HD, phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khu công nghiệp có diện tích 450ha do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển khu công nghiệp HD đề xuất làm nhà đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 480 tỷ đồng và vốn huy động là 2.720 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, tiến độ thực hiện dự án trong giai đoạn là từ quý IV/2020 đến năm 2028.
Về hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đến nay, tỉnh chỉ nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận cho chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp HD của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp HD.
Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 5/2020, có địa chỉ tại lô 21B, khu trung tâm thương mại quốc lộ 51, khu phố Quảng Phú, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tính đến ngày 31/12/2020, vốn chủ sở hữu của công ty là 480 tỷ đồng.
Công ty được thành lập bởi 3 cổ đông là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hamek - Công ty Cổ phần bất động sản Quang Anh - Công ty Cổ phần tập đoàn HVT. Đây đều là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản, xây dựng...
UBND tỉnh đánh giá về vốn chủ sở hữu và nhà đầu tư huy động đáp ứng đủ điều kiện tham gian thực hiện dự án. (Xem thêm)
Theo Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ về Dự án đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh) cùng một số văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc cam kết tiến độ thực hiện dự án khi tiếp tục được thực hiện dự án đầu tư và xem xét gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng cho các dự án trên địa bàn, Sở đề nghị Công ty Sài Gòn Đại Ninh báo cáo, làm rõ một số nội dung.
Cụ thể, công ty cần báo cáo về tình hình thực hiện dự án theo chứng nhận đầu tư đã cấp; những hạng mục, công trình đã thực hiện (kể từ khi được cho phép gia hạn tiến độ đến nay), nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện dự án, những khó khăn, vướng mắc (nếu có).
Sở TN&MT tỉnh cũng yêu cầu Công ty Sài Gòn Đại Ninh cung cấp văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính của cơ quan thẩm quyền… cũng như cam kết cụ thể về thời gian, lộ trình, các biện pháp thực hiện để hoàn thành dự án và cam kết nếu hết thời gian gia hạn mà vẫn không đưa đất vào sử dụng thì dự án bị chấm dứt hoạt động (hoặc thu hồi) vô điều kiện; cùng với đó cung cấp văn bản chứng minh nguồn vốn đảm bảo tiếp tục thực hiện dự án.
Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (còn có tên gọi khác là Dự án Khu đô thị Nam Đà Lạt) của Công ty Sài Gòn Đại Ninh với tổng vốn 25.243 tỷ đồng được đầu tư trên diện tích đất 3.595ha tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Trong đó 1.306ha đất quy hoạch lâm nghiệp (thuộc các xã Phú Hội, Tà Hine, Ninh Loan và Ninh Gia -huyện Đức Trọng) đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh vào cuối năm 2010.
Dự án trên được triển khai xây dựng từ năm 2010 - 2018 với 6 phân khu chức năng, quy mô dân số lưu trú thường xuyên hơn 19.700 người. Thế nhưng đến giữa năm 2020, dự án trễ hạn hơn một năm rưỡi mà các hạng mục chính của dự án hầu như chưa được xây dựng. (Xem thêm)
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt và Công ty Cổ phần Cung Điện Mùa Đông vừa được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình. Cả 2 liên danh này đều là thành viên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Đây là nội dung chính của quyết định chấp thuận nhà đầu tư số 2756/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ký.
Theo quyết định, dự án khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình có tổng chi phí thực hiện gần 2.957,6 tỷ đồng, trong đó vốn góp của liên danh nhà đầu tư là gần 592 tỷ đồng, vốn huy động 2.365,6 tỷ đồng.
Hai nhà đầu tư góp vốn theo tỷ lệ Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt 70%, còn Công ty Cổ phần Cung Điện Mùa Đông 30%, vốn góp bằng tiền mặt theo tiến độ dự án.
Dự kiến, từ quý III/2021 đến quý IV/2024, liên danh nhà đầu tư phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện các thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các hạng mục, lắp đặt thiết bị, đưa vào khai thác sử dụng một phần dự án; quý I/2025 hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được cấp quyết định chấp thuận. (Xem thêm)
Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi vừa có Báo cáo số 599/BC-SXD tổng kết việc thi hành Luật Nhà ở năm 2014.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh, từ năm 2016 đến nay, tỉnh có 91 dự án nhà ở được cấp chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư (chưa bao gồm các dự án do Công ty QISC làm chủ đầu tư).
91 dự án này có tổng diện tích đất theo quy hoạch là 966,95ha, với số lô đất theo quy hoạch 30.784 lô, tổng vốn đăng ký đầu tư là 14.045,69 tỷ đồng.
Đáng chú ý, số liệu từ Sở Xây dựng cho thấy có khoảng 5.000 sản phẩm biệt/liền kề được cấp quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2015 đến nay chưa đủ điều kiện để bán.
Điển hình 4 dự án có mặt của FLC như: khu đô thị Vạn Tường 1 (49,79ha), khu đô thị Vạn tường 8 (44,65ha) của Tập đoàn FLC; khu đô thị Vạn Tường 7 (30,49ha) do FLC và Công ty TNHH ĐT&PT Eden Garden làm chủ đầu tư; khu đô thị Vạn Tường 4 (40,45ha) của FLC và Công ty TNHH ĐT&PT Bright Future.
Ngoài ra còn có nhiều dự án của các chủ đầu tư tên tuổi khác như: khu dân cư Kè Bắc sông Trà Bồng (quy mô khoảng 42ha, chủ đầu tư liên doanh Công ty Phú Đại Phát và Công ty 501, với 1.425 căn biệt thự/liền kề); khu đô thị Tịnh Hà Riverside (Công ty TNHH MTV Đất Xanh với 1.323 sản phẩm; khu đô thị mới Nam Trường Chinh (Công ty Cổ phần Khu đô thị Nam Trường Chinh với 1.167 căn biệt thự/liền kề); khu dân cư Bờ Bắc kết hợp chỉnh trang đô thị, tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng (Công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt làm chủ đầu tư với 1.800 căn nhà ở thấp tầng)... (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.