'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn về việc giải quyết đề nghị của Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An về việc điều chỉnh dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An thành dự án khu đô thị nghỉ dưỡng Nam Hội An.
Theo UBND tỉnh này, để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở trong khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, tỉnh đề nghị chủ đầu tư bố trí 5% tổng diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội.
Đồng thời, chủ đầu tư bố trí 3% tổng diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để bàn giao lại cho địa phương phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án có nhu cầu bố trí tái định cư trên địa bàn.
Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh cơ cấu, giảm tối đa diện tích đất xây dựng nhà ở thấp tầng (biệt thự, nhà liên kế…) để tăng diện tích xây dựng nhà chung cư, tăng hệ số sử dụng đất.
Đáng chú ý, tỉnh cũng đề nghị chủ đầu tư không được bán nhà cho người nước ngoài tại dự án này. (Xem thêm)
Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn Công ty Cổ phần Tập đoàn Sovico thực hiện trình tự thủ tục đầu tư theo quy định.
Theo đó, Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết đã nhận được công văn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sovico về việc đề xuất đầu tư dự án quy mô 1.000ha tại khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Công ty Cổ phần Tập đoàn Sovico thực hiện các trình tự thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.(Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi 6 Bộ và UBND tỉnh Khánh Hòa về việc giải quyết kiến nghị liên quan đến việc giải quyết, cấp giấy chứng nhận cho người mua căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa).
Công văn nêu rõ, xét đề nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa, ý kiến của các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao UBND tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ, đồng thời rà soát lại các vấn đề liên quan để thực hiện theo đúng quy định.
Thời gian qua kể từ khi các bộ ngành có hướng dẫn về cơ chế quản lý đối với condotel thì đến nay, vẫn chưa một quy định nào đi vào thực tiễn. Bên cạnh đó, hàng trăm cuộc hội thảo, tọa đàm cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau về quản lý loại hình "con lai" này.
Để chấn chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh đối với một số loại hình này, ngày 23/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT- TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch ban hành cơ chế quản lý đối với một số loại hình bất động sản mới như căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) theo đúng quy định của pháp luật. (Xem thêm)
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản (BĐS) có tiếng tại TP. HCM kể, dự án của doanh nghiệp ở TP. Thủ Đức đã 2 năm vẫn chưa xong khâu duyệt quy hoạch 1/500 dù UBND TP. HCM đã có các văn bản cho điều chỉnh cục bộ. Khó khăn về thủ tục dẫn đến khó khăn về tài chính. Không có nguồn thu nên doanh nghiệp phải đi vay để duy trì hoạt động, từ đó lãi vay đè nặng doanh nghiệp.
“Không có dự án nào đủ điều kiện để bán hàng. Trước còn 'cầm đèn chạy trước ô tô', nhưng nay không dám vì làm là bị tuýt còi. Nếu cứ như vậy, doanh nghiệp sẽ phá sản mất thôi vì đã một năm rưỡi nay không có thêm dự án nào xong để mở bán. Sở dĩ chúng tôi cầm cự được vì còn thu một ít từ các dự án trước mới có nguồn trả lương nhân viên, trả lãi vay. Tuy nhiên, nguồn thu này cũng hạn chế nên đến kỳ đáo hạn ngân hàng phải đi xoay khắp nơi, thậm chí vay nóng để trả nợ gốc”, vị này than thở.
Lãnh đạo một tập đoàn BĐS cũng chia sẻ, hiện nay tập đoàn ông có gần 2.000 nhân viên, mỗi tháng lo tiền trả lương cho nhân viên đã đuối. Trong khi đó, hầu hết các dự án ở các địa phương gần như “đóng băng”, không triển khai cũng không bán được hàng. Những khách hàng đã mua nhà, đất trước đây hiện nay đến kỳ cũng không tiếp tục thanh toán. Họ làm đơn xin gia hạn, thậm chí nhiều khách hàng xin hủy hợp đồng, lấy lại tiền.
“Chúng tôi đang phải ăn dần vào tiền tích cóp, đang cắn vào đuôi mình để sống. Nhà đất không bán được nhưng các chi phí vẫn phải chi, đặc biệt là gánh nặng về lãi vay ngân hàng”, vị này lo lắng.
Theo hầu hết các ông chủ doanh nghiệp BĐS, ngành này đang hứng chịu nhiều tác động từ lãi suất cao, thuế cao, chính sách đất đai vẫn còn chồng chéo, đặc biệt là thủ tục ở các địa phương đang rất chậm. Nên “dù rất tâm huyết với nghề nhưng đang phải 'chết' dần trên đống tài sản”, chủ một doanh nghiệp BĐS tại TP. HCM thở dài kết luận. (Xem thêm)
Tại khu vực Kiều Sơn thuộc địa bàn phường Đằng Lâm (quận Hải An, TP. Hải Phòng), nhiều bãi trông giữ xe trái phép “khủng” rộng hàng nghìn mét vuông, ngang nhiên mọc lên.
Điều đáng nói, các bãi xe này nằm hoàn toàn trên phần đất thuộc dự án khu đô thị Ngã 5 - sân bay Cát Bi, mà các cấp chính quyền và lực lượng chức năng phải tốn rất nhiều công sức GPMB.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực Kiều Sơn có 3 bãi trông giữ xe trái phép liền nhau đang hoạt động. Các bãi xe này được quây tôn phía bên ngoài, bên trong phần nền được đổ bê tông hoặc dựng thành lán, bắn mái tôn kiên cố với sức chứa hàng trăm xe ô tô từ 5 - 45 chỗ và xe máy.
Qua quan sát, bãi trông giữ xe tại đây chưa bố trí đầy đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, không thực hiện niêm yết giá. Bãi xe này nằm gần ngã ba, cạnh khu dân cư, lưu lượng người và phương tiện lưu thông lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Theo tìm hiểu của phóng viên, các bãi xe này nằm tại khu vực Lô 18 đường Lê Hồng Phong, thuộc dự án khu đô thị Ngã 5 - sân bay Cát Bi. Ngoài bãi trông giữ xe trái phép, tại khu đất này còn tồn tại nhiều nhà xưởng, sân thể thao, phòng tập gym với diện tích lớn.
Cụ thể, tại thửa 5A lô 18A là nhà xưởng của Công ty TNHH Cường Nguyễn, Trung tâm Sửa chữa ô tô Cường Nguyễn; tại số 2 lô 18 có một nhà xưởng lớn của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Thủy Hùng, Trung tâm Sửa chữa xe ô tô du lịch… Các hoạt động xây dựng này là để chiếm dụng đất, nhằm mục đích chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép. (Xem thêm)
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VnREA), hầu hết ở các địa phương không còn hiện tượng sốt đất nữa, giá đất đã giảm nhưng có một số nơi giá vẫn neo ở mức cao so với giá trị thực. Tức là giá vẫn còn cao so với thời điểm trước khi sốt và đến nay vẫn chưa được điều chỉnh.
Do giá bán cao khiến lực hấp thụ rất thấp, chỉ dự án nào điều chỉnh hợp lý về mức giá thị trường mới có giao dịch. Đây là hiện tượng đang phổ biến ở Hà Nội và TP. HCM. Sau cơn sốt đất được chính quyền địa phương “ra tay” ngăn chặn thì giá tại các dự án được điều chỉnh về mức hợp lý, nhờ đó đất nền vẫn có giao dịch và được quan tâm. Còn những dự án có điều chỉnh giá thấp hơn mức đỉnh nhưng vẫn neo ở mức cao, chưa tương xứng với thị trường thì gần như dự án đó không có giao dịch.
"Từ nay đến cuối năm việc sốt đất chắc chắn sẽ không quay lại nữa. Bong bóng chỉ có thể xảy ra ở một số nơi không kiểm soát được, nhưng các bộ ngành, địa phương đang kiểm soát, điều tiết khá tốt. Tôi thấy rằng thị trường hiện rất cân đối, phù hợp với cung và cầu cho nên việc bong bóng toàn quốc là không thể xảy ra", Phó tổng thư ký VnREA nói.
Nhận định về thị trường cuối năm, ông Đính cho rằng thị trường sẽ rất khó khăn, bởi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp quá. Nếu quý III dập dịch thành công thì quý IV có thể hồi phục nhưng chỉ mang tính gượng dậy. Nhìn chung thị trường sẽ yếu chứ không có sự bùng nổ hay quá mỹ mãn như các năm trước được. (Xem thêm)
UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định giao 15.889m2 đất cho Công ty Cổ phần Mặt trời Vân Đồn (thuộc Sun Group) để thực hiện dự án khu nhà ở xã hội Sunhome cảng hàng không tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn. Toàn bộ diện tích này được giao theo hình thức có thu tiền sử dụng đất.
Trong phần đất này, gần 8.000m2 là đất ở; gần 2.000m2 là đất sân chơi, thể dục thể thao, còn lại là đất cây xanh, giao thông, bãi xe, hạ tầng kỹ thuật. Thời gian giao đất là 50 năm kể từ ngày 8/4/2019.
Theo phê duyệt, dự án khu nhà ở xã hội Sunhome có phía tây giáp Cảng hàng không Vân Đồn; phía bắc giáp khu đất canh tác và dân cư xã Đoàn Kết; phía đông giáp đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái; phía nam giáp khu đất canh tác và dân cư xã Đoàn Kết. Dự án này sẽ được bán, cho thuê mua, cho thuê với các đối tượng đang làm việc tại đang làm việc tại Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn và khu vực lân cận. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.