Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng vừa có công văn gửi các doanh nghiệp về việc đóng góp ý tưởng và quy trình tiếp nhận ý tưởng quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Văn bản được gửi đến hàng loạt doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sun Group, T&T, Hòa Phát, BRG, Sovico, Bamboo Capital…
Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng thông báo các đơn vị được biết chủ trương của UBND thành phố về việc đóng góp ý tưởng và quy trình tiếp nhận ý tưởng quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố.
Sở đề nghị các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, đóng góp ý tưởng quy hoạch phân khu theo chủ trương nêu trên, liên hệ các đơn vị tổ chức lập quy hoạch (UBND huyện Hòa Vang và các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố) để triển khai thực hiện. (Xem thêm)
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định về việc giao đất cho Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) để thực hiện dự án khu đô thị quảng trường biển thành phố Sầm Sơn tại phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn.
Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định giao thêm 49.570,6m2 đất tại phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn cho Sun Group để thực hiện dự án khu đô thị Quảng trường biển thành phố Sầm Sơn.
Theo đó, nhà đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Trong đó, có 10.665,7m2 là diện tích đất ở liền kề, được giao theo hình thức có thu tiền sử dụng đất. Thời hạn giao đất đến ngày 11/6/2071. Tuy nhiên, người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất sẽ được sử dụng đất ổn định, lâu dài.
Còn 38.904,9m2 là diện tích đất tái định cư, giao thông, vỉa hè, đất cây xanh. Sun Group có trách nhiệm hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo dự án đầu tư và quy hoạch chi tiết được duyệt, bàn giao lại diện tích đất trên cho địa phương quản lý và giao đất tái định cư theo quy định. Thời hạn hoàn thành đầu tư và bàn giao hạ tầng kỹ thuật là trước ngày 31/12/2022.
Đây là lần thứ 2 tỉnh Thanh Hóa thực hiện giao đất cho Sun Group tại dự án khu đô thị quảng trường biển thành phố Sầm Sơn. Trước đó, ngày 11/6, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ra quyết định giao 29.611,7m2 đất tại phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn cho Sun Group để thực hiện dự án này. (Xem thêm)
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Điện Biên mới đây, đại diện Tập đoàn Hải Phát (Hải Phát Invest) đã thông qua báo cáo đề xuất đầu tư 4 dự án thuộc TP. Điện Biên Phủ.
Đây là 4 dự án đô thị, nhà ở gồm: khu đô thị sân bay Mường Thanh (thuộc phường Thanh Bình và phường Thanh Trường, quy mô khoảng 23,41ha); khu nhà ở trung tâm hành chính mới (thuộc phường Noong Bua, quy mô khoảng 6,79ha); khu đô thị phía Tây Bắc thành phố (phường Thanh Trường, quy mô khoảng 48,25ha); khu đô thị mới Him Lam (phường Him Lam, quy mô khoảng 12ha).
4 dự án nằm trong tổng thể quy hoạch các dự án (dự án nâng cấp mở rộng cảng hàng không Điện Biên, dự án trung tâm hành chính chính trị Điện Biên); có vị trí trung tâm gần các điểm du lịch di tích lịch sử như Hầm Đờ cát, tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, đồi A1… (Xem thêm)
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và và khai thác tài nguyên, khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2018. Tại thông báo kết luận thanh tra này, Thanh tra Chính phủ đã đề cập tới “lùm xùm” liên quan tới dự án khu tổ hợp thương mại, dịch vụ trường học và nhà ở Gia Sàng, tổ 14, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Văn bản số 7143/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ “xử lý các nội dung đơn phản ảnh, kiến nghị của bà Vũ Thị Kiều Oanh về việc thu hồi đất của Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng cho Công ty cố phần Thương mại Thái Hưng thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy luyện cán thép nhưng sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng dự án khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng (Thái Hưng Eco City) tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tình Thái Nguyên”, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại dự án này.
Theo đó, việc thu hồi đất của Công ty luyện thép Gia Sàng để cho Công ty Cố phần thương mại Thái Hưng thuê vào mục đích sản xuất kinh doanh là phù hợp.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng trúng đấu giá tài sản bán đấu giá bao gồm toàn bộ nhà xưởng, kho bãi, vật kiến trúc gắn liền với đất thuê của Nhà nước thu tiền hàng năm trên diện tích đất 226.862 m2 đất, mục đích sản xuất kinh doanh.
Việc UBND tỉnh Thái Nguyên thu hồi đất của Công ty luyện thép Gia Sàng để cho Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng được tiếp tục thuê, theo thời hạn còn lại và sử dụng vào mục đích kinh doanh là phù hợp theo Luật Đất đai.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng (Thái Hưng Eco City), theo kết luận, Thanh tra Chính phủ cho biết xuất phát từ thực tế, nhà máy luyện cán thép Gia Sàng được đầu tư từ những năm 1970, dây chuyền máy móc thiết bị lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, hiệu suất thấp, hoạt động không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ tnrơng thực hiện dự án di dời, cải tạo nhà máy luyện cán thép Gia Sàng đến khu đất của Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên là phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 tại Quyết định số 2486/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. (Xem thêm)
Cục Thi hành án dân sự TP. Đà Nẵng vừa thông báo về việc bán đấu giá tài sản là thửa đất liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”). Công ty đấu giá hợp danh Bảo Việt Đà Nẵng là đơn vị tổ chức đấu giá.
Theo thông báo, tài sản được bán đấu giá là quyền sử dụng đất thửa đất số 43 (120 cũ), tờ bản đồ số 57 (53 cũ), địa chỉ lô A2, khu đất công trình công cộng A4, thuộc vệt khai thác quỹ đất đường Phạm Văn Đồng, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, diện tích 2.722,5m2 (theo giấy chứng nhận 2.681m2); đất thương mại dịch vụ. Thời hạn sử dụng đất là 50 năm.
Giá khởi điểm lô đất trên là 303,69 tỷ đồng. Thời gian bán đấu giá là 14h ngày 9/8/2021.
Nguồn gốc khu đất được nêu rõ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/12/2006 cho Công ty TNHH Xây dựng 79 (sau đó được chuyển nhượng sang cho Phan Văn Anh Vũ ngày 9/4/2007). (Xem thêm)
Trong thời gian gần đây, tình hình thị trường bất động sản TP. HCM có nhiều diễn biến phức tạp. Công an TP. HCM đã khởi tố nhiều vụ lừa đảo liên quan đến dự án đất nền, phân lô bán nền trái phép trên đất nông nghiệp, đất quy hoạch hay việc đồn thổi giá đất tăng chóng mặt ở TP. Thủ Đức, huyện Củ Chi...
Theo Sở Xây dựng TP. HCM, hệ thống các quy định pháp luật còn bất cập, thiếu đồng bộ đã gây khó khăn trong việc đưa ra giải pháp ngăn chặn và xử lý những vi phạm trong hoạt động kinh doanh bất động sản, tiềm ẩn nguy cơ hình thành những điểm nóng, phức tạp.
Cụ thể, có những dự án chưa hoàn thành thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã cho tiến hành đặt cọc, giữ chỗ, hứa mua hứa bán hoặc có trường hợp một căn hộ bán cho nhiều người. Nguyên nhân do quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành.
Theo Sở Xây dựng, hình thức huy động vốn cho nhà phát triển được quy định cụ thể tại Luật Nhà ở, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ nhằm bảo đảm năng lực của chủ đầu tư trong nhà phát triển nhà ở thương mại, hạn chế các chủ đầu tư yếu kém, huy động vốn tràn lan và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua nhà.
Các trường hợp giao kết hợp đồng dưới các hình thức đặt cọc, giữ chỗ, đăng ký... được nhìn nhận là phù hợp với pháp luật về dân sự.
Các chủ đầu tư hiện nay nhận tiền ứng trước, đặt cọc, thỏa thuận giữ chỗ cho khách hàng với số tiền rất lớn, có trường hợp chiếm 80% giá trị căn hộ.
Tuy nhiên, việc xác định mục đích sử dụng tiền đặt cọc của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, không thuộc quyền thẩm quyền của Sở Xây dựng, gây khó khăn trong việc xử lý phạm vi đối với chủ đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản.
Vì vậy, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP. HCM chỉ đạo các sở ngành tăng cường công tác tuyên truyền, công khai thông tin pháp lý các dự án nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động kinh doanh bất động sản trái pháp luật như: một căn hộ bán cho nhiều người; huy động vốn của khách hàng qua hình thức đặt cọc, giữ chỗ… (Xem thêm)
Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi các thành viên hội đồng thẩm định về việc lấy ý kiến nhiệm vụ quy hoạch phân khu khu đô thị Liên Khương – Prenn, huyện Đức Trọng, tỷ lệ 1/2.000.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, quy hoạch chung xây dựng khu du lịch hồ Prenn đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt vào ngày 13/8/2010.
Diện tích lập quy hoạch khoảng 2.969,63ha, thuộc địa bàn của một phần 4 xã: Hiệp An (1.365,73ha), Hiệp Thạnh (900,13ha), Liên Hiệp (535,25ha), thị trấn Liên Nghĩa (168,52ha).
Đây sẽ là khu đô thị chia sẻ chức năng với TP. Đà Lạt với 4 phân khu chính. Thứ nhất là khu đô thị sân bay (diện tích khoảng 1.100 - 1.200ha, tiếp giáp sân bay Liên Khương), cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia – khu phi thuế quan, có các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa/đa khoa cấp vùng; trung tâm thương mại – dịch vụ hỗn hợp; trung tâm hội nghị; trung tâm tài chính; trung tâm thể dục thể thao;
Thứ hai là khu đô thị trẻ sáng tạo (khoảng 500ha), có trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo công nghệ cấp vùng; khu vui chơi giải trí gắn với địa hình tự nhiên; khu ươm mầm tài năng sáng tạo và khuyến khích khởi nghiệp (start-up);
Thứ ba là khu đô thị nông nghiệp thông minh - kỹ thuật cao (khoảng 800ha), có viện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng mô hình nông nghiệp đô thị hiện đại, nông nghiệp thông minh; trung tâm hội chợ - triển lãm về sản phẩm nông nghiệp cấp vùng;
Thứ tư là khu đô thị sức khỏe (khoảng 500ha), có khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao gắn với hệ thống sông hồ và cảnh quan môi trường rừng tự nhiên... (Xem thêm)
Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đôi với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP. HCM.
Trong đó, nổi cộm lên là các vấn đề sai phạm tại dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Sài Gòn (SDI) làm chủ đầu tư.
Theo thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND TP. HCM có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa có văn bản chấp thuận độ cao tĩnh không, không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe cho khối nhà ở, nhà ở kết hợp chung cư kết hợp thương mại dịch vụ, để Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Sài Gòn chậm thực hiện việc ký quỹ.
Cùng với đó là chậm xử lý các tồn tại của dự án như đã nêu trong kết luận thanh tra, dẫn đến, chậm tính để thu tiền sử dụng đất theo quy định và chậm tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng,…
Trách nhiệm để xảy ra những tồn tại, sai phạm tại dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An là chủ đầu tư - Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Sài Gòn (SDI).
“Trách nhiệm để xảy ra những tồn tại, khuyết điểm, sai phạm đối với khu đô thị thuộc trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án, các sở, ngành liên quan, UBND quận Bình Tân, quận 7 và UBND thành phố”, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ. (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.