Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Đại diện tập đoàn Flamingo vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy, UBND TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) và tiến hành khảo sát nghiên cứu đầu tư tại TP. Điện Biên Phủ.
Sau khi báo cáo về quá trình phát triển, năng lực, khả năng đầu tư, hướng khảo sát, nghiên cứu đầu tư tại TP. Điện Biên Phủ, tập đoàn Flamingo đã đi khảo sát thực tế tại hồ Co Củ (xã Thanh Minh); khu vực xã Tà Lèng; khảo sát đường Trần Văn Thọ - tuyến đường nằm trong trục đường kinh tế động lực sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025…
Sau quá trình khảo sát, Tập đoàn Flamingo đề xuất nghiên cứu đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu du lịch sinh thái… trên khu vực diện tích rộng khoảng 200ha (trong đó khoảng 40ha mặt nước) thuộc địa bàn xã Thanh Minh và phường Him Lam. (Xem thêm)
Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng mới đây đã có báo cáo UBND tỉnh về việc Công ty Cổ phần Golden City đề nghị tìm hiểu quy hoạch, khảo sát tìm kiếm địa điểm đầu tư dự án khoảng 165,8ha tại phường 7, TP. Đà Lạt (đồi Đa Phú) với mục tiêu tạo lập khu đô thị sinh thái, kết hợp thương mại du lịch nghỉ dưỡng.
Sở Xây dựng cho biết UBND TP. Đà Lạt đã đồng ý đề xuất của Golden City. Tuy nhiên, hiện tại vị trí khu đất thuộc một phần tiểu khu 147A tại đồi Đa Phú, trong đó, một phần diện tích quy hoạch đất rừng phòng hộ hiện trạng rừng lá kim nghèo; một phần diện tích trồng rừng thay thế qua các năm; một phần là đất sản xuất nông nghiệp kết nối với các khu dân cư mật độ còn thấp.
Do đó, Golden City cần nghiên cứu tính toán xem xét kỹ nội dung góp ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gắn mục tiêu phát triển dự án dựa trên nguyên tắc phát triển và bảo vệ rừng.
Theo Sở Xây dựng, khu vực công ty đề nghị nghiên cứu, khảo sát thuộc khu vực đồi Đa Phú, hiện trạng là đất rừng phòng hộ. Tại khu vực phía Tây Bắc của khu đất có tuyến đường vành đai kết nối TP. Đà Lạt với thị trấn Lạc Dương đi ngang qua. Hiện nay trong quá trình đề xuất điều chỉnh QHC 704, UBND tỉnh có chủ trương cho nghiên cứu phát triển quỹ đất dọc các tuyến đường giao thông, kết nối các đô thị vệ tinh với Đà Lạt.
Sở Xây dựng đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương của Golden City. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, công ty phải bàn giao toàn bộ hồ sơ cho địa phương, không yêu cầu bồi hoàn kinh phí và không gắn với bất cứ điều kiện nào để quản lý thực hiện quy hoạch, kêu gọi thu hút đầu tư. (Xem thêm)
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản thu hồi 3,23ha đất của Tập đoàn Xây dựng miền Trung. Toàn bộ thửa đất này nằm tại xã Thuận Minh, huyện Thọ Xuân.
Lý do thu hồi là Tập đoàn Xây dựng miền Trung không còn nhu cầu sử dụng đất.
Được biết, 3,23ha đất này được UBND tỉnh Thanh Hóa cho Tập đoàn Xây dựng miền Trung thuê để thực hiện dự án khai thác đất làm vật liệu đắp đê Mỏ đất số 30B phục vụ dự án tu bổ, nâng cấp đê tả, hữu sông Cầu Chày, huyện Thọ Xuân.
Theo giấy phép khai thác khoáng sản, thời hạn thuê đất là từ ngày 4/1/2019 đến ngày 4/1/2023.
Dự án này được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho phép Tập đoàn Xây dựng miền Trung thực hiện trong năm 2020. Đây là một trong những dự án quy hoạch các mỏ đất làm vật liệu đắp đê tỉnh Thanh Hóa, được phê duyệt vào cuối năm 2014. (Xem thêm)
Ngày 29/6, Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành văn bản thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn tại buổi làm việc trực tuyến với Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Gilimex (Gilimex IP) về việc đầu tư khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp giao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Đồng Tháp làm đầu mối, phối hợp với Sở Công Thương, UBND huyện Lấp Vò và các đơn vị liên quan cung cấp thông tin, hỗ trợ Gilimex IP tiến hành khảo sát, lựa chọn vị trí để tiến hành thực hiện dự án đầu tư khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trước đó, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp, đại diện Gilimex IP đề xuất đầu tư khu công nghiệp tại huyện Lấp Vò với diện tích 674ha.
Theo đó, Gilimex IP mong muốn đầu tư khu công nghiệp đáp ứng tiêu chí xanh, sạch, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp thuộc ngành công nghiệp nhẹ, tiên tiến, công nghệ hiện đại, phục vụ cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm chủ lực, có ưu thế cạnh tranh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại cuộc họp, các sở ngành và địa phương liên quan bày tỏ sự đồng tình cao trước ý tưởng của nhà đầu tư, đồng thời đề xuất Gilimex IP quan tâm đầu tư hạ tầng đô thị kết nối huyện Lấp Vò và hệ thống cảng biển gắn với khu công nghiệp. (Xem thêm)
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành văn bản chấp thuận chủ trương để Công ty TNHH Việt Nga tổ chức nghiên cứu, lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu du lịch nghỉ mát Việt Nga tại Bến Đầm, huyện Côn Đảo.
Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tham mưu UBND tỉnh việc đề nghị điều chỉnh tiến độ đầu tư dự án theo quy định. Công ty TNHH Việt Nga có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan liên quan để được hướng dẫn các thủ tục điều chỉnh dự án.
Được biết, dự án khu du lịch nghỉ mát Việt Nga do Công ty TNHH Việt Nga làm chủ đầu tư bắt đầu khởi công xây dựng từ cuối năm 2011 với tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng, tổng diện tích 7,2ha.
Theo dự kiến, dự án sau khi hoàn thành sẽ cung cấp tổng cộng 500 phòng nghỉ dưỡng cao cấp, quầy bar trên bãi biển, nhà hàng, sân khấu biểu diễn, khu phòng họp, hội nghị và nhiều tiện nghi giải trí khác…
Thời điểm khởi công, doanh nghiệp này dự kiến đến tháng 4/2013 sẽ xây dựng các hạng mục như khối khách sạn 5 tầng có 72 phòng, nhà hàng và khu phục vụ, khu vật lý trị liệu, phòng hội nghị, hồ bơi, sân tenis, đường nội bộ, bãi đậu xe, trồng cây xanh tạo cảnh quan…
Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này dự kiến khoảng 125 tỷ đồng và sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trước tháng 4/2013. Lúc này, ông Trịnh Quang Sơn là người đảm nhận chức vụ chủ tịch HĐTV kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Nga.
Dự án hoàn thiện được khoảng 85% thì bắt đầu rơi vào giai đoạn "đắp chiếu", bỏ hoang khi ông Trịnh Quang Sơn bị tai biến và qua đời. Việc xây dựng xây dựng dự án lúc này bắt đầu bị ngưng lại. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, dự án cũng xảy ra tranh chấp giữa ngân hàng và chủ đầu tư. Hậu quả là dự án bị bỏ không lâu năm, không được bảo dưỡng; gặp mưa, gió, độ mặn của nước biển nên đã xuống cấp. (Xem thêm)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.