Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sáng 7/12, HĐND thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 10 (kỳ họp thường lệ cuối năm) với nhiều nội dung quan trọng.
Phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đánh giá năm 2022, thành phố đã kiểm soát tốt được dịch bệnh Covid-19, kinh tế phục hồi phát triển nhanh và đạt nhiều kết quả tích cực.
Bên cạnh đó, thành phố đã chủ động triển khai nhiều nhiệm vụ có tính chất định hướng chiến lược, căn cơ, lâu dài cho sự phát triển của thành phố.
"Có thể khẳng định, năm 2022 vừa qua, thành phố chúng ta đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, cơ bản và toàn diện trên mọi mặt về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…", ông Dũng nhấn mạnh.
"Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng thẳng thắn, cầu thị, không né tránh chỉ rõ các tồn tại, yếu kém, đó là việc phát huy lợi thế, tiềm năng, huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương còn chưa đạt yêu cầu, nhất là trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
Ùn tắc giao thông, úng ngập còn xảy ra ở một số nơi; việc thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải, nhất là tại một số làng nghề; quản lý quy hoạch đô thị còn hạn chế, vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm và xây dựng trên đất nông nghiệp, đất rừng còn xảy ra, chưa được ngăn chặn và xử lý hiệu quả gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đặc biệt, tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm còn chậm và nhiều vướng mắc; giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục khó khăn và có xu hướng chậm dần qua các năm; công tác phòng cháy, chữa cháy hiệu quả chưa cao", Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết thêm.
Về nhiệm vụ năm 2023, ông Đinh Tiến Dũng cho biết dự báo năm 2023 tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức ngày càng gay gắt, tình hình thị trường bất động sản, tài chính, tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực cho sự phát triển của Thủ đô.
Cùng với đó, áp lực lạm phát tăng cao; giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực …tác động trực tiếp đến đất nước và Thủ đô.
Theo đó, Bí thư Thành ủy đề nghị thành phố cần quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tập trung vào 3 khâu đột phá.
"Phải tiếp tục làm tốt hơn nữa việc huy động các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển của thành phố, tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm 2023; kiên quyết cắt giảm vốn của các dự án chưa đủ thủ tục triển khai để bổ sung vốn: chi trả nợ, thu hồi vốn ứng trước, cho các dự án đã thực hiện nhanh tiến độ… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công", ông Dũng nói.
Bên cạnh đó, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, thành phố cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, ủy quyền, kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, chú trọng đến các công trình lớn, trọng điểm, có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao, tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng đúng tiến độ các dự án đầu tư công.
"Đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được thành phố ký kết giao ước thi đua với các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên để bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp trước ngày 30/6/2023 phục vụ khởi công dự án", ông Dũng nhấn mạnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.