'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thảo luận dự Luật Nhà ở (sửa đổi) tại phiên họp tổ trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định nhà tái định cư ở Hà Nội "thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu".
Ông cho rằng thừa là vì vừa qua, một loạt dự án người dân chỉ nhận tiền, không nhận nhà, còn thiếu vì theo Luật Đất đai phải có nhà tái định cư mới được triển khai dự án.
"Theo tôi nên có hướng mở hơn trong luật này, hoàn toàn giao cấp tỉnh có thể bố trí từ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội và ngược lại để linh hoạt hơn", ông Dũng góp ý.
Với thực tế một loạt nhà tái định cư đang thừa, Bí thư Đinh Tiến Dũng đặt vấn đề: "Chả lẽ bố trí dân ở phía tây Hà Nội sang Long Biên nhận nhà tái định cư? Vô lý lắm!". Theo ông, "đây là vấn đề ách tắc, thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu, và rất ách tắc trong triển khai các dự án giao thông, dự án trọng điểm của thành phố".
Về trách nhiệm của nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại, Bí thư Hà Nội đề nghị bổ sung chế tài bắt buộc trong luật về việc các chủ đầu tư này phải đảm bảo việc đầu tư hạ tầng xã hội.
"Thực tiễn có chuyện làm nhà làm cửa bán xong nhưng quay đi quay lại rất thiếu hạ tầng xã hội trong các dự án, như thiếu trường học, bệnh viện. Có dự án nhà ở 20 năm nay rồi chưa xây được trường học, dân thì vào ở kín mít, thực tế đó ở ngay thủ đô", ông Dũng nói.
Từ thực tế điều hành ở thủ đô, ông Dũng cho biết thành phố yêu cầu những dự án không đầu tư hạ tầng xã hội sẽ thu hồi lại, đề nghị tiếp tục đầu tư, có thể bằng ngân sách hoặc kêu gọi nhà đầu tư thứ phát khác.
Cùng với đó, ông Dũng tán thành với quy định phải có thời hạn chung cư. Theo ông, muốn tái thiết những chung cư cũ, xuống cấp, không an toàn thì chung cư phải có thời hạn sử dụng.
Theo quan điểm của ông Dũng, quy định chung cư có thời hạn là thể hiện Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống người dân. Nếu đã có quy định, dù chưa đến thời hạn hoặc sát thời hạn mà chung cư xuống cấp, người dân tự nguyện đồng tình thì Nhà nước cũng đứng ra làm.
Trong trường hợp nếu sở hữu chung cư không có thời hạn, đến lúc công trình xuống cấp, hỏng hóc và yêu cầu Nhà nước phải có trách nhiệm, theo ông Dũng, là điều phải tính toán lại.
“Làm lãnh đạo Hà Nội chỉ lo rủi ro cháy nổ, động đất thì không biết hậu quả thế nào đối với chung cư cũ. Thực tế, thành phố nhiều nhà lắp ghép, cơi nới nên rất áp lực, lo lắng”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu thực tế và đề nghị cải tạo chung cư phải gắn với tái thiết đô thị.
Góp ý về hướng xử lý chung cư cũ, ông Dũng cho rằng cần cải tạo theo từng khu 4 đến 5 tòa nhà. Ví dụ chung cư cũ cao 5 tầng, có thể phá dỡ và chỉ xây 2 tòa nhưng cao 20-35 tầng để đưa người dân về ở. Việc này giúp người dân có thêm không gian bên dưới để sinh hoạt, thương mại và chủ đầu tư xây cao tầng cũng có thêm lợi nhuận.
Được biết, đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn từng được nêu tại các dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trước đây và nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo các chuyên gia, không nên quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư, bởi can thiệp đến quyền sở hữu, tác động rất lớn đến quyền lợi của người dân và kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường bất động sản.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi góp ý Luật Nhà ở (sửa đổi), đề nghị Chính phủ rà soát và không quy định thời hạn sở hữu chung cư, nhưng cần có quy định chặt chẽ về thẩm quyền, trình tự thủ tục di dời, phá dỡ nhà chung cư cũ. Trường hợp Chính phủ thấy cần thiết có thể trình Quốc hội ý kiến khác nhưng phải làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, đánh giá tác động và phân tích ưu, nhược điểm từng phương án để Quốc hội thảo luận.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.