Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sau 2 ngày làm việc, chiều 17/11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 với chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững” do Học viện Ngoại giao tổ chức tại Đà Nẵng đã bế mạc.
Tại hội thảo, đánh giá về tình hình Biển Đông và khu vực, nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi bất ngờ, cục diện Biển Đông tương đối tĩnh lặng nhưng chỉ mang tính tạm thời.
Các học giả cho rằng tình hình an ninh khu vực và Biển Đông thể hiện ở hai cấp độ, một mặt liên quan giữa các nước ven Biển Đông, mặt khác liên quan đến cạnh tranh giữa các nước lớn.
Các học giả cho rằng Biển Đông chịu tác động bởi nhiều nhân tố như bối cảnh địa chính trị trên thế giới và khu vực, các tính toán của cường quốc và cạnh tranh các nước lớn.
Theo nhiều học giả, những thay đổi địa chính trị trên thế giới và một số khu vực và tình trạng quan hệ các nước lớn kéo theo sự thay đổi về nhận thức, chính sách các cách thức xử lý mối quan hệ với nước lớn từ phía các nước và tổ chức như ASEAN, EU.
Nhiều diễn giả khẳng định khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Ấn Độ… hay các tổ chức như Liên minh châu Âu (EU) đều chủ động đưa ra các chiến lược riêng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và khẳng định cam kết ngày càng tăng cường can dự tại khu vực.
Theo Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle, Cố vấn quân sự cao cấp của Cơ quan đối ngoại EU, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực quan trọng đối với Liên minh EU về kinh tế, thương mại, tự do hàng hải và hàng không.
EU phản đối các hành động đơn phương, bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, cam kết giữ an ninh, xây dựng trật tự luật lệ trên biển, trong đó UNCLOS đặt ra khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.
EU ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, kiến trúc khu vực dựa trên luật lệ, chủ nghĩa đa phương, an ninh thông qua Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), xây dựng COC ràng buộc pháp lý và bảo đảm lợi ích của bên thứ ba.
Ông cũng cho biết thời gian tới, EU sẽ triển khai sáng kiến “hiện diện tích hợp” trên biển tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Quốc Vụ Khanh Anne-Marie Trevelyan (Anh) đánh giá khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có vai trò quan trọng với Anh về kinh tế, thượng tôn luật pháp quốc tế và chuẩn mực về thương mại tự do, an ninh và ổn định.
Trong đó, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu bảo vệ, hoà bình, thịnh vượng toàn cầu. Anh công nhận vai trò trung tâm của ASEAN với tư cách là đối tác đối thoại mới nhất và ủng hộ các nỗ lực đảm bảo an ninh biển và nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu.
Anh đẩy mạnh hợp tác an ninh biển thông qua chương trình toàn diện nhằm tăng cường sự tự cường ở khu vực, để thúc đẩy một Biển Đông vững mạnh, ổn định và an ninh.
Phát biểu bế mạc hội thảo, bà Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, nhận định qua 2 ngày hội thảo đã cho thấy Biển Đông không phải là vùng biển đóng kín mà đóng vai trò trung tâm, kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Biển Đông đang đối mặt với nhiều biến chuyển và nhiều thách thức từ tình hình chung của thế giới và khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh các thách thức, vẫn có thể thấy được những tín hiệu tích cực và tiếp thu các ý tưởng và đề xuất có giá trị để đối phó với những khó khăn thách thức.
Theo bà Phạm Lan Dung, trong thời gian tới, cộng đồng khu vực và quốc tế cần tiếp tục cam kết với luật pháp quốc tế và việc đảm bảo thượng tôn pháp luật, tin tưởng vào các kênh hợp tác đa phương, linh hoạt, sáng tạo trong các cơ chế hợp tác trên các lĩnh vực và không gian khác nhau để xây dựng Biển Đông thành một vùng biển hoà bình, giúp các quốc gia tập trung phục hồi bền vững.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.