Biết để không bị phạt: Bán hàng trên Facebook nộp loại thuế nào?
(VNF) - Người bán hàng online hoặc có nguồn thu từ các hoạt động trên mạng xã hội 100 triệu đồng/năm trở lên đều phải nộp thuế giá trị gia tăng 0,5% và thuế thu nhập cá nhân 1%.
Bán hàng online phải nộp những loại thuế nào?
Gần đây, nhiều người bán hàng online, quảng cáo sản phẩm, nhà sáng tạo số… đã có ý thức đăng ký kinh doanh, kê khai và nộp thuế, nếu không sẽ bị xử phạt và truy thu thuế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không nắm bắt được mức doanh thu nào phải nộp thuế và thuế suất là bao nhiêu để kê khai.
Về vấn đề này, Tổng Cục Thuế cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử (kinh doanh thông qua sàn, mạng xã hội, các nền tảng thương mại điện tử khác) với doanh thu trên 100 triệu đồng sẽ có trách nhiệm phải đóng thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định.
Mức thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề dựa trên tổng doanh thu.
Cụ thể, hoạt động bán hàng online thuộc phạm vi phân phối và cung cấp hàng hóa nên tỷ lệ thuế TNCN phải nộp là 0,5% tổng doanh thu một năm theo quy định tại Phụ lục 1 Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân ban hành tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Ngoài ra, các cá nhân và hộ gia đình khi kinh doanh online cũng sẽ phải nộp 1% thuế GTGT (VAT).
Như vậy, khi kinh doanh online, người bán có nghĩa vụ phải nộp 1,5% thuế GTGT và thuế TNCN trên tổng doanh thu khi bán hàng có mức doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên/năm.
Người có phát sinh thu nhập từ quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nộp thuế TNCN 2%, thuế GTGT 5%...
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14, người bán hàng online cần phải thực hiện quyết toán thuế TNCN và thuế GTGT chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ thời điểm kết thúc năm dương lịch.
Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng vào ngày nghỉ thì thời hạn nộp sẽ được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Các cá nhân, tổ chức hoặc hộ kinh doanh online có nghĩa vụ phải khai thuế một cách trung thực, chính xác và đầy đủ và nộp thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật.
Quy định tại Điều 33 Luật Quản lý thuế số 38 nêu rõ cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Những chủ thể này có thể lựa chọn nộp thuế theo phương pháp khoán, kê khai, nộp thuế từng lần phát sinh.
Riêng hộ, cá nhân kinh doanh ủy quyền cho sàn thương mại điện tử thì chủ sàn có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thay. Còn trường hợp cá nhân ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức đó có trách nhiệm khai thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu, đồng thời khai và nộp thuế TNCN thay cho cá nhân hợp tác kinh doanh.
Việc rà soát kê khai, nộp thuế của các cá nhân bán hàng online được ngành thuế đưa ra trong bối cảnh gia tăng các hoạt động thương mại điện tử, từ giao dịch trên các sàn tới kinh doanh trực tuyến, livestream. Theo đó, việc truy thu thuế đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh online là đúng quy định pháp luật về thuế.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, cả nước có 3,1 triệu hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người bán online chưa đăng ký, kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế nhiều lần cho biết sẽ xử lý các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ thương mại điện tử, nhưng không khai, đăng ký hay nộp thuế.
Chậm nộp thuế TNCN khi bán hàng online bị phạt thế nào?
Phạt tiền
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt hành chính khi chậm nộp thuế được quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo: Quá thời hạn từ 01 - 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt từ 02 - 05 triệu đồng: Quá thời hạn từ 01 - 30 ngày, trừ khi thuộc trường hợp cảnh cáo ở trên.
- Phạt từ 05 - 08 triệu đồng: Quá thời hạn từ 31 - 60 ngày.
- Phạt từ 08 - 15 triệu đồng:
- Phạt từ 15 - 25 triệu đồng: Quá hạn hơn 90 ngày, có phát sinh thuế phải nộp nhưng đã nộp đủ trước thời điểm cơ quan thuế quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc bị lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Cưỡng chế cấm xuất cảnh
Nợ thuế là trường hợp phổ biến dẫn đến bị tạm hoãn xuất cảnh hiện nay.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh 2019 số 49/2019/QH14, các cá nhân, đại diện doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng lại nộp chậm hoặc cố tình trốn thuế và thuộc diện đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị cấm, tạm hoãn, gia hạn, hủy bỏ việc xuất cảnh.
Trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người Việt Nam xuất cảnh để sang định cư ở nước ngoài mà chưa thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế thì cũng sẽ bị cấm xuất cảnh.
Như vậy nếu người bán hàng online cố tình trốn hoặc chậm nộp thuế thì sẽ bị đưa vào danh sách bị cấm xuất cảnh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.
Tại cuộc họp liên quan tới các đề xuất về việc chống thất thu thuế từ thương mại điện tử vào tháng 2/2024 vừa qua, Tổng cục thuế đã đưa ra đề xuất sẽ rà soát để đưa nhiều cá nhân, tổ chức vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp nhằm điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu.
Theo đó, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế tạm hoãn việc xuất cảnh đối với những người bán hàng online nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế.
Bán hàng online nhưng không biết cách nộp thuế, nguy cơ dính án hình sự
- TP.HCM thu thuế bán hàng online hơn 1.200 tỷ đồng 22/07/2024 07:15
- Bán hàng online gian dối sẽ bị đưa vào danh sách 'đen' và bêu tên 22/05/2024 04:21
- Siết thuế của hàng triệu người bán hàng online: Sẽ rà soát cả tài khoản ngân hàng? 29/08/2018 08:17
Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.