Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW (liên doanh giữa tập đoàn Warburg Pincus và Tổng Công ty Becamex IDC) đã gọi vốn thành công 300 triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế, tăng tổng vốn đầu tư vào Bình Dương từ 600 triệu USD lên 900 triệu USD, trở thành một trong những nhà đầu tư FDI lớn nhất tại tỉnh Bình Dương.
UBND Bình Dương cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với tập đoàn Sun Group trong lĩnh vực phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; ký kết với công ty Cổ phần FPT về việc phối hợp chuyển đổi số, phát triển các nền tảng số phục vụ kết nối liên thông đa chiều.
Trước đó, tính từ đầu năm đến ngày 15/3, Bình Dương đã thu hút được 437 triệu USD vốn FDI. Hiện Bình Dương đang đứng thứ hai cả nước về thu hút FDI với 4.092 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 39,73 tỉ USD, chiếm 9% tổng vốn FDI của cả nước.
Thời gian qua, Bình Dương đang dịch chuyển phát triển công nghiệp về khu vực phía Bắc gồm Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng. Mới đây cùng lúc hai khu công nghiệp đều có quy mô 1.000 ha gồm VSIP 3 và Cây Trường đã được khởi công xây dựng để "dọn ổ" đón các "đại bàng" quốc tế.
Cùng với đà tăng trưởng FDI, giai đoạn này, Bình Dương còn tập trung nguồn lực cho các công trình giao thông có thể tạo đột phá. Có thể kể đến như nâng cấp quốc lộ 13 (8.350 tỷ đồng); xây dựng hầm chui ngã 5 Phước Kiến (1.147 tỷ đồng); nâng cấp các tuyến đại lộ Mỹ Phước -Tân Vạn, ĐT 746, ĐT 747B, ĐT 743, ĐT 741; đường tạo lực Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng (4.893 tỷ đồng); cầu Bạch Đằng 2 (491 tỷ đồng); đường từ cầu vượt Sóng Thần đến Phạm Văn Đồng (khoảng 1.769 tỷ đồng); nút giao Sóng Thần (3.800 tỷ đồng); mở rộng đường An Bình (khoảng 1.700 tỷ đồng).
Các dự án tầm quốc gia và khu vực đi qua địa bàn cũng được Bình Dương quan tâm đầu tư. Điển hình gồm đường Vành đai 3 TP. HCM tổng mức đầu tư 18.923 tỷ đồng; Vành đai 4 (15.886 tỷ đồng); cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (35.515 tỷ đồng); đường Hồ Chí Minh nhánh N2 (3.482 tỷ đồng).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bình Dương hiện đứng thứ hai cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với gần 39,7 tỷ USD (chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư). TP. HCM dẫn đầu với hơn 56,2 tỷ USD (chiếm 12,7%) và Hà Nội đứng thứ 3 với trên 38,8 tỷ USD (chiếm 8,8% tổng vốn cả nước).
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.